Tổng quan bệnh béo phì và những điều bạn cần biết

Theo thống kê, số người mắc bệnh béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, tỷ lệ béo phì ở người Việt Nam hiện đang dẫn đầu. Đây là hồi chuông báo động do béo phì gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Tình hình bệnh béo phì

Trong 3-4 thập kỷ qua, vấn đề thừa dinh dưỡng và béo phì đã dịch chuyển từ các vấn đề sức khỏe cộng đồng tương đối nhỏ mà chủ yếu ảnh hưởng đến những người giàu nhất trong xã hội trở thành mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng mà ngày càng thấy rõ trên toàn thế giới. Tỷ lệ thừa cân và béo phì trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980 đến mức hơn một phần ba dân số thế giới hiện được phân loại là thừa cân hoặc béo phì. Ước tính rằng 57,8% dân số thế giới sẽ bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2030 nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục.

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia trên 17.213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (Chỉ số khối cơ thể > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Sự gia tăng mạnh mẽ về tỷ lệ béo phì và bệnh đi kèm là những mối quan tâm lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.

Định nghĩa

  • Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa.
  • Mức độ béo phì được đánh giá theo nhiều phương pháp, trong đó công thức BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) đơn giản, dễ sử dụng và được Quốc tế công nhận:


BMI = Trọng lượng (kg)/[ Chiều cao (m)]2

 

Phân loại BMI
Bình thường 18,5-22,9
Thừa cân 23-24,9
Béo phì Độ I 25-29,9
Độ II ≥30

Bảng 1: Phân loại BMI theo khuyến cáo của Bộ Y Tế năm 2015

Nguyên nhân, cơ chế gây ra béo phì

Yếu tố môi trường: là những yếu tố liên quan đến tình trạng cung cấp nhiều calo so với nhu cầu của cơ thể:

  • Ăn nhiều: dẫn đến dư thừa calo, đặc biệt các loại thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều glucid. Ăn nhiều có thể do thói quen có tính chất gia đình, hoặc ăn nhiều trong bệnh lý tâm thần.
  • Giảm hoạt động thể lực: do nghề nghiệp tĩnh tại hoặc hạn chế vận động do tuổi già. Giảm hoạt động thể lực nên sử dụng năng lượng ít dẫn đến dư thừa và tích lũy..

Nguyên nhân hormon,nội tiết:

  • Ghrelin, loại hormon ruột duy nhất được biết đến, còn được gọi là hormon đói và được tiết ra bởi các tế bào P/Dl của đáy vị.
  • Hội chứng Cushing: rối loạn phân bố mỡ nhiều ở mặt, cổ, bụng trong khi tứ chi gầy.
  • U tiết insulin: tăng cảm giác ngon miệng và tăng tân sinh mô mỡ từ glucid.
  • Suy giáp: béo phì do chuyển hóa cơ bản giảm.
  • Béo phì-sinh dục: mỡ phân bố nhiều ở thân và gốc chi kèm suy sinh dục.

Nguyên nhân di truyền:

  • Gần đây, các nhà khoa học đã xác định được các gen cụ thể có liên quan đến béo phì, bao gồm:
  • Gen FTO (khối lượng chất béo và béo phì) có vai trò trong việc kiểm soát hành vi ăn uống và chi tiêu năng lượng.
  • Sự thiếu hụt gen MC4R (thụ thể melano- cortin 4), có liên quan đến béo phì, tăng khối lượng chất béo và kháng insulin.
  • Các gen béo phì thụ thể B2-adrenergic đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình phân giải lipid và sản sinh nhiệt.
Hình 1: Các nguyên nhân gây béo phì

Chẩn đoán xác định béo phì

Béo phì trên lâm sàng biểu hiện sự tăng cân được xác định bằng phương pháp đo nhân trắc (anthropometry) lâm sàng:

  • Chỉ số khối cơ thể (BMI).
Hình 2: Công thức tính chỉ số BMI

 

Hình 3: Phân độ béo phì theo khuyến cáo của Bộ y Tế năm 2015

Biến chứng của bệnh béo phì

  • Biến chứng chuyển hóa: hội chứng rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa acid Uric.
  • Biến chứng tim mạch: vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Biến chứng về tiêu hóa: Gan nhiễm mỡ, sỏi túi mật, trào ngược dạ dày thực quản, viêm tụy cấp.
  • Biến chứng ở phổi: giảm chức năng hô hấp, ngừng thở khi ngủ, ngủ ngáy.
  • Biến chứng về xương khớp: thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, trượt cốt sống
  • Biến chứng khác: Giảm khả năng sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, thuyên tắc tĩnh mạch, vô sinh.
Hình 4: Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân béo phì

Điều trị bệnh béo phì

Bao gồm:

Chế độ ăn: Điều trị béo phì chưa có biến chứng chủ yếu dựa vào tiết thực giảm calo và giảm mỡ. Năng lượng đưa vào phải ít hơn nhu cầu cơ thể, để cơ thể huy động năng lượng từ mô mỡ.

Tập luyện thể dục thể thao, thay đổi hành vi: Mục đích tăng cường sử dụng năng lượng.

Dùng thuốc: thuốc được dùng để điều trị béo phì dựa trên các tác dụng gây chán ăn, ức chế men lipase làm cho lipid không hấp thu được.

Phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng trên thế giới:

Trong mỗi chủ đề chúng tôi có những bài viết chi tiết để hiểu rõ hơn mời các bạn đến các bài viết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *