Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ em

Béo phì là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt biến chứng khác nhau về chuyển hoá. Đặc biết, béo phì trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cơ thể cũng như tâm sinh lý. Thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày có tác động trực tiếp đến sự cân nặng chiều cao của trẻ. Hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ em có mối liên hệ như thế nào? Cùng Dr.NguyenAnhTuan tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này! 

Thời gian hoạt động thể lực

Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ em

Cân bằng năng lượng phụ thuộc vào năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Ngày nay, sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giầu năng lượng cùng với giảm hoạt động thể lực của người dân thành thị đang làm gia tăng tình trạng béo phì. Để giảm cân cần phải kết hợp đồng thời giữa việc giảm năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực. Hoạt động và vận động của cơ thể gồm 2 phần khác nhau: vận động hàng ngày (làm việc và sinh hoạt) và vận động tích cực (tập luyện thể dục thể thao). Nhiều nghiên cứu cắt ngang cho thấy hoạt động thể lực thường xuyên giúp chống lại sự tăng cân, trong khi lối sống ít vận động dẫn đến nguy cơ béo phì. Những nghiên cứu can thiệp thúc đẩy hoạt động thể lực ở trẻ em cũng cho kết quả tích cực trong việc giảm cân và dự phòng béo phì ở trẻ em. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hoạt động thể lực đến chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ là không giống nhau ở các quần thể khác nhau, có thể do sự khác biệt ở đặc điểm dinh dưỡng và di truyền ở các quần thể này.

Thời gian xem tivi, youtobe và chơi điện tử

Với đời sống hiện đại ngày nay, khi mà xem youtobe là rất phổ biến ở các gia đình và cả ở phòng ngủ của trẻ thì thời gian xem tivi và chơi điện tử của trẻ đã tăng lên rất nhiều so với trước kia. Chương trình dành cho trẻ em càng đa dạng và hấp dẫn, số giờ phát sóng lại liên tục trong ngày do đó trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp cận với youtube.

Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ em

Xem tivi làm giảm hoạt động thể lực, giảm chuyển hoá cơ bản, tăng ăn vặt đặc biệt là thức ăn giàu béo (Snack). Có tới 54,2% trẻ em 10 tuổi ở Singapore ăn ở các quán bán rong ngoài đường, 65% trẻ tiêu thụ 2 – 3 lần thức ăn giàu béo trong một ngày như mì tôm, nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn rán. Việc tiếp xúc nhiều với quảng cáo thực phẩm trên tivi làm tăng sở thích của trẻ đối với thức ăn như đường ngọt, bánh kẹo dẫn đến tăng tiêu thụ các sản phẩm này và là những yếu tố nguy cơ dễ gây béo phì. Trung bình một đứa trẻ Mỹ trong khoảng thời gian từ 2 đến 17 tuổi đã mất 3 năm dành cho xem tivi. Xem tivi, chương trình thực tế và chơi điện tử nhiều có thể làm tăng nguy cơ béo phì vì những trẻ này có xu hướng sử dụng ít năng lượng hơn, có nhiều khả năng được cho ăn cùng lúc đó, và rất có thể bị kích thích ăn bởi các quảng cáo thực phẩm trên tivi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian xem tivi và béo phì.

Thời gian ngủ tối

Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ em

Theo Viện nghiên cứu y học giấc ngủ Hoa Kỳ (The American Academy of Sleep Medicine) khuyến cáo rằng thời gian ngủ cho trẻ em và trẻ vị thành niên nên từ 8 đến 10 tiếng trong khoảng thời gian 24 giờ; tuổi càng tăng thời gian ngủ càng giảm. Đối với học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 thời gian ngủ tối thiểu là 8 tiếng trong khoảng thời gian 24 giờ. Người từ 18 đến 21 tuổi thời gian ngủ tối thiểu là 8 tiếng, người trên 22 tuổi thời gian ngủ tối thiểu là 7 tiếng trong khoảng thời gian 24 giờ. Ngủ ít cũng được xem như là một yếu tố cơ cao dẫn đến béo phì ở trẻ. Cơ chế để giải thích điều này là trong khi ngủ cơ thể tiết ra cortisol, GH, tăng tiết leptin và ghrelin – những hormone liên quan đến điều chỉnh cảm giác no của cơ thể. Nếu thức dậy giữa chừng thì quá trình trên bị gián đoạn có thể làm tăng cảm giác đói và khó ngủ tiếp nếu không được ăn chút gì – đây là nguyên nhân gây tích lũy mỡ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *