BÀ BẦU BỊ BỆNH TRĨ – SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ?

Phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng táo bón trong thời gian mang thai. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ. Hơn thế nữa mẹ bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà mẹ bầu vượt cạn một cách an toàn nhất.

1. Nguyên nhân dẫn dến bệnh trĩ ở mẹ bầu

Mang thai dễ khiến bà bầu bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ bởi:

– Thai nhi lúc này phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung .

– Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.

– Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.

Là cơ quan nằm liền kề với bộ phận sinh dục nhưng các bác sĩ cũng đã khẳng định bệnh này không tác động đến khả năng thụ thai và sinh con tự nhiên ở phụ nữ. Bệnh trĩ đơn giản được hiểu là bệnh xảy ra ở khu vực hậu môn, trực tràng. Tuy nhiên,với trị độ 3, 4 khi sinh thường yếu tố nguy cơ chảy máu búi trĩ hoàn toàn có thể xảy ra.

2. Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Theo các chuyên gia Y tế, hiện tại chưa có chỉ định sinh mổ nào đưa ra đối với phụ nữ mang thai, bởi vậy, không nhất thiết mẹ bầu phải sinh mổ khi mắc bệnh trĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ hiện tại nặng hay nhẹ và sức khỏe của bà bầu tốt hay không từ đó bác sĩ đưa ra lời khuyên sinh thường được không.

– Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ (Cấp độ 1, 2): bà bầu có sức khỏe ổn định thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, đẻ thường vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp làm các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn và cũng có thể bị nhiễm trùng hoặc một số tổn thương khác. Điều này gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài cho bà bầu sau sinh.

– Trường hợp bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng (Cấp độ 3, 4): các búi trĩ sa ra ngoài (có thể không co vào trong hậu môn được nữa) đi kèm với hiện tượng chảy máu thì các mẹ bầu nên tìm hiểu phương pháp sinh mổ. Bởi vì khi đẻ thường, bà bầu phải mất sức rặn nhiều để sinh con. Điều này khiến cho các tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, búi trĩ sa ra ngoài nhiều và dễ gây biến chứng bệnh trĩ. Chưa kể tới trường hợp: mẹ bầu sẽ bị mất rất nhiều máu từ búi trĩ chảy ra ngoài gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình “vượt cạn”.

Vì vậy, trước khi quyết định sinh thường hay sinh mổ, các mẹ bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kĩ thông tin, các mặt lợi, hại của 2 cách này, đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Mang thai bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3. Cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu

Trường hợp của mẹ bầu nhất thiết phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác tính chất, mức độ của bệnh, và quan trọng là khẳng định có phải trĩ bệnh không. Nếu là bệnh trĩ thì cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang thai vì khi mang thai sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn và thời điểm mang thai cũng không phải là thời điểm tốt để điều trị bệnh trĩ.Trong quá trình mang thai phương pháp điều trị chính chủ yếu là điều trị nội khoa, điều trị triệu chứng là chủ yếu, hạn chế tối đa thủ thuật hay phẫu thuật tại hậu môn.

– Tránh táo bón: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.

– Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.

– Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.

– Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.

– Dùng túi chườm lạnh và túi đá chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

– Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.

– Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.

– Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.

– Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.


mẹ bầu bị bệnh trĩ sinh thường hay sinh mổ

4. Lưu ý chung cho bà bầu

Bà bầu cần chú ý chế độ ăn uống để giảm bớt những cơn đau rát, khó chịu do trĩ. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Nên hạn chế thực phẩm chiên rán, cay, nóng,… Cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn làm cho mẹ bị đau rát hơn. Có thể sử dụng một số loại lá đông y để xông và đắp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *