Lưu ý sau khi phẫu thuật cắt trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe hậu môn, nhiễm trùng, hoại tử hậu môn đặc biệt có thể gây ung thư trực tràng hậu môn… Chính bởi vậy, khi mắc trĩ rất nhiều người đã tìm đến những cách chữa trị hiệu quả và cắt trĩ được đánh giá là một trong những cách thoát khỏi trĩ triệt để. Tuy nhiên, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý sau cắt trĩ để tránh tái phát và khiến vết cắt nhanh lành.

Bệnh trĩ và thời điểm cần cắt trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn phổ biến nhất hiện nay do sự dãn quá mức của các tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Khi ở trạng thái bình thường thì các mô giúp kiểm soát phân thải ra. Tuy nhiên khi người bệnh rặn, ứ máu liên tục thì các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi la trĩ.

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Trĩ nội được phân chia thành 4 độ .

+ Trĩ độ 1: thường nằm hoàn toàn trong ống hậu môn

+ Trĩ độ 2: nằm trong ống hậu môn nhưng khi rặn hoặc đi cầu thì các búi trĩ sẽ lòi ra ngoài. Nhưng khi đi ngoài xong thì búi trĩ sẽ tự tụt vào trong

+ Trĩ độ 3: Lúc này các búi trĩ sẽ lòi ra không chỉ sau khi đại tiện xong mà còn xuất hiện khi đi lại nhiều, làm việc nặng, ngồi xổm… Lúc này, để búi trĩ co vào thì người bệnh phải ngồi nghỉ 1 lúc, hoặc phải dùng tay đẩy nhẹ búi trĩ mới co vào

+ Trĩ độ 4: Ở cấp độ này búi trĩ thường xuyên nằm bên ngoài hậu môn kèm theo hiện tượng chảy máu, chảy nước, đau đớn…

Việc cắt trĩ sẽ được các bác sĩ thực hiện đối với bệnh nhân mắc trĩ độ 3 và độ 4 hoặc các trường hợp trĩ ngoại bị biến chứng tắc mạch. Người bệnh lúc này sẽ thường xuyên bị đau đớn, sa búi trĩ, nguy cơ bị hoại tử… Việc phẫu thuật cắt trĩ lúc này sẽ giúp người bệnh giảm những khó chịu, đau đớn.

Các lưu ý sau cắt trĩ

Lưu ý sau cắt trĩ sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm, giảm thiểu đau đớn. Những triệu chứng sau khi mổ trĩ nếu như sau khi cắt trĩ bạn không chăm sóc sức khỏe tốt như:

Đau sau khi cắt trĩ: Đây là hiện tượng thường thấy sau khi bệnh nhân tiến hành cắt trĩ sau vài giờ tiến hành thủ thuật. Trường hợp nếu dùng các phương pháp cắt trĩ truyền thống thì hiện tượng này có thể kéo dài đến vài ngày.

Chảy máu: Khi cắt trĩ nếu không cẩn thận trong quá trình tiến hành thủ thuật có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu. Máu chảy nhiều có thể chảy vào trong ruột. Trường hợp để lâu không cầm máu được bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật lại.

Lưu ý: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn với phương pháp phẫu thuật tiên tiến không đau không chảy máu.

Bí tiểu, nhiễm trùng tiểu: Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, người già không được đánh giá trước tình trạng tiền liệt tuyến. Bí tiểu nếu không tự tiểu được có thể sẽ phải thông tiểu, trường hợp để ống thông tiểu vài ngày thì có thể sẽ bị nhiễm trùng tiểu.

Nhiễm trùng tại chỗ: Điều này là do vùng mổ nằm cạnh hậu môn nên dễ nhiễm khuẩn, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện xong. Người bệnh sẽ thấy có hiện tượng sưng đỏ hoặc mưng mủ nơi phẫu thuật.

Phù nề sau khi mổ trĩ: Thường xuất hiện ở phần da thừa, trĩ sa nhiều, không xác định được hết phần bị trĩ nên có thể có những mảnh da thừa nhỏ.

Sa niêm mạc: nếu như bị sa trĩ, khi tiến hành thủ thuật không lấy hết phần da trĩ sẽ để lại những mảnh niêm mạc ở hậu môn biểu hiện của sa niêm mạc là ngứa hậu môn sau khi mổ trĩ.

Lộ niêm mạc: Sau khi mổ phần niêm mạc kéo từ lòng hậu môn xuống khâu với da gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu, hậu môn bị ẩm ướt.

Hẹp hậu môn: Hiện tượng này là do sau khi loại bỏ búi trĩ, ở hậu môn sẽ xuất hiện vết sẹo ống hậu môn, khiến hậu môn bị co hẹp và đi đại tiện khó.

Tái phát trĩ: Việc tái phát trĩ sẽ xảy ra vài tháng hoặc vài năm, thời gian tái phát bệnh sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh, sinh hoạt của người bệnh.

Đi đại tiện mất tự chủ: Hiện tượng này có thể xuất hiện sau vài này sau mổ. Nguyên nhân là do tác động quá mạnh làm đứt 1 phần cơ thắt hậu môn. Thậm chí nhiều người sau mổ trĩ không đi cầu được.

Biến chứng hẹp hậu môn đòi hỏi phẫu thuật viên cực kỳ có kinh nghiệm để tráng biến chứng này

Lưu ý sau cắt trĩ – 9 gạch đầu dòng mà ai cũng cần biết

Để cắt trĩ tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ theo nguyên tắc sau:

1. Tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ bạn nên đến khám lại theo sự chỉ dẫn của bác sĩ xem vết mổ đã khô chưa, thuốc sau phẫu thuật trĩ dùng như thế nào? Thông thường vết thương sẽ liền sau 8 tuần, nhưng nếu sau thời gian này mà bạn vẫn thấy chảy dịch, đặc biệt, nếu như bệnh nhân có thấy dịch màu hồng, ra máu cục, đại tiện nhiều lần, đau hậu môn thì liên lạc ngay với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

2. Chăm sóc vết thương đúng cách

Bạn nên vệ sinh hậu môn sau khi cắt trĩ mỗi ngày với nước ấm, nhẹ nhàng, không nên cọ xát mạnh để vết thương bị tổn thương. Sau khi rửa xong có thể dùng khăn mềm, sạch để thấm giúp hậu môn sạch sẽ và khô thoáng. Lưu ý, bạn không nên tự ý rửa vết thương bằng các loại nước lá tránh viêm nhiễm.

3. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

  • Việc ăn uống khoa học không chỉ quan trong sau khi cắt trĩ xong mà còn quan trọng kể cả khi bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học bằng cách ăn đúng giờ, không được bỏ bữa.
  • Bổ sung các loại chất xơ như rau xanh, hoa quả giúp nhuận tràng, tránh táo bón ăn nhiều nghệ tươi hoặc bột nghệ. Đặc biệt sau khi mổ trĩ nên ăn rau như: rau lang, rau mồng tơi, rau chân vịt, súp lơ xanh, rau cải…
  • Uống đủ 2,5 lít nước một ngày.
  • Không sử dụng các loại chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá, rượu, bia…
  • Không nên sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn có sữa.
  • Không ăn các loại thực phẩm tái, sống, chưa chín để tránh nhiễm khuẩn, các bệnh đường ruột, tiêu hóa. loại thực phẩm nhuận tràng quá nhiều như: bột sắn

4. Vận động nhẹ nhàng

Sau khi phẫu thuật xong, bạn có thể áp dụng một số các phương pháp, bài tập thể thao nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, thúc đẩy nhu động ruột. Bạn không nên hoạt động cường độ cao, tham gia các môn vận động mạnh, không nên đứng ngồi quá lâu 1 chỗ.

5. Luôn giữ tâm trạng thoải mái

Bạn nên vui vẻ thoải mái, tránh lo lắng, mệt mỏi, cáu giận khiến niêm mạc ruột bị co bóp, máu không được lưu thông tình trạng bệnh sẽ trở nên xấu hơn.

6. Không nên ngồi xe máy

Khi mới phẫu thuật xong, bạn nên hạn chế ngồi lâu đặc biệt là ngồi xe máy trong vòng 1 đến 2 tuần đầu để tránh cọ xát, va chạm khiến vết mổ chảy máu

7. Không nên đi đại tiện quá lâu

Ngồi đại tiện quá lâu là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn mắc trĩ, sau khi phẫu thuật cắt trĩ xong bạn sẽ có cảm giác đau tức vùng phẫu thuật nên ngại đi trĩ và thường ngồi lâu khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, điều này lại khiến vùng hậu môn bị áp lực, tình trạng trĩ sẽ sớm quay lại.

8. Dùng thuốc theo chỉ dẫn và thực phẩm hỗ trợ

Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều không tự ý bỏ dở thuốc. Ngoài ra, để việc chữa trị hiệu quả bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng từ thảo dược để giúp điều trị bệnh hiệu quả.

9. Kiêng quan hệ vợ chồng

Sau khi mổ trĩ xong bạn nên tránh quan hệ vợ chồng một thời gian đến khi vết thương được hồi phục hoàn toàn, tránh tổn thương và viêm nhiễm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *