Kết quả 32 bệnh nhân được điều trị ung thư đại tràng góc lách

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘC ĐỘC CHẤT HUYẾT THANH CỦA BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT DIỆT CHUỘT BROMADIOLON VÀ FLOCOUMAFEN

Nguyễn Anh Tuấn1,2, Phạm Thị Vân Anh1, Đặng Thị Xuân2, Hà Trần Hưng1,2

1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Chống độc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nồng độ độc chất huyết thanh của bệnh nhân ngộ độc hóa chất diệt chuột kháng vitamin K tác dụng kéo dài bromadiolon và flocoumafen tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 37 bệnh nhân ngộ độc cấp bromadiolon/flocoumafen điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021.

Kết quả: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, nam chiếm tỷ lệ 62,2%, hầu hết là người lớn, chỉ có 2 bệnh nhi. Nguyên nhân ngộ độc hay gặp nhất là tự tử, tuy nhiên 27% không rõ nguồn ngộ độc. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất xuất huyết dưới da (49%) và các ổ tụ máu trong cơ (35%). Một số bệnh nhân xuất huyết nặng như xuất huyết não (2,7%), tiêu hoá (27,03 %), tiết niệu (27,03 %), ổ bụng (13,51 %). 3 BN (8,11%) có sốc mất máu. Nồng độ Bromadiolon và Flocoumafen xu hướng cao hơn ở nhóm bệnh nhân có xuất huyết hoặc INR > 5 (p 0,06), và cao hơn có ý nghĩa ở nhóm có xuất huyết dưới da nặng (p 0,012 và p 0,027 tương ứng ở Bromadiolon và Flocoumafen).

Kết luận: nghiên cứu đã cho thấy các đặc điểm lâm sàng và liên quan giữa biểu hiện xuất huyết với nồng độ độc chất huyết thanh của bệnh nhân ngộ độc cấp hóa chất diệt chuột bromadiolon và flocoumafen.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nathan King et all (2015). Long-Acting Anticoagulant Rodenticide (Superwarfarin) Poisoning: A Review of Its Historical Development, Epidemiology, and Clinical Management. Transfusion Medicine Reviews, 8 – 250.
2. G. Richard Bruno (2000). Long-Acting Anticoagulant Overdose: Brodifacoum Kinetics and Optimal Vitamin K. Annals of emergency medicine, 262-267.
3. Yeow-Kuan Chong (2019). Superwarfarin (Long-Acting Anticoagulant Rodenticides) Poisoning, Pathophysiology to Laboratory-Guided Clinical Management, Clin Biochem Rev., 175–185.
4. Sergei Bidny, Kim Gago1 and Mark David (2015). A Validated LC–MS-MS Method for Simultaneous Identifification and Quantitation of Rodenticides in Blood. Journal of Analytical Toxicology, 39(219 – 224
5. Barbara E. Watt, et al. (2005). Anticoagulant Rodenticides, National Poisons Information Service (Birmingham Centre), City Hospital, Birmingham, UK.
6. Wai Yan Ng, et al. (2017). Retrospective Study of the Characteristics of Anticoagulant-Type Rodenticide Poisoning in Hong Kong. Journal of Medical Toxicology, Puplished online 23 April 2018.
7. Jie Yan and Yangyang Shi (2013). Vitamin K treatment of brodifacoum poisoning in a pregnant woman. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 122(2), 162-163.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *