Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt đó là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần mà người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.

Những ai dễ mắc ruột kích thích?

IBS thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 18-30 tuổi, giảm sau tuổi 50, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ 2:1. Những người có trình độ học vấn cao, học sinh, cán bộ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với công nhân, nông dân, thành thị mắc bệnh nhiều hơn ở nông thôn…

Nguyên nhân

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Nhưng rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh đã được xác định:

  • Stress: trạng thái căng thẳng thần kinh do suy nghĩ, lo âu quá nhiều khiến các triệu chứng xuất hiện hoặc biểu hiện nặng hơn.
  • Thực phẩm: hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện khi ăn một số thực phẩm nhất định. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh.
  • Sự thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Yếu tố di truyền.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp bao gồm

  • Đau bụng: là triệu chứng chủ yếu và thường gặp nhất, xuất hiện sau khi ăn, hay đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện hoặc trung tiện
  • Đại tiện lỏng: 3-5 lần/ngày, phân lỏng hoặc nát, phân có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có máu theo phân.
  • Táo bón: đại tiện phân rắn, lượng ít, có thể lẫn nhầy và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng.
  • Chướng bụng: Thường nặng về ban ngày, đặc biệt sau buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi ngủ.

Các biểu hiện chính của hội chứng ruột kích thích.

Các triệu chứng trên thường tái phát lặp đi lặp lại, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt, sút cân nhanh, đi ngoài ra máu tươi hoặc phân đen, tự sờ thấy khối bất thường ở bụng hoặc biểu hiện của thiếu máu như da niêm mạc nhợt, hay chóng mặt hoa mắt… thì cần cảnh giác và đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu thường bình thường
  • Xét nghiệm phân hoặc cấy phân để tìm vi khuẩn hiện tượng bình thường
  • Phản ứng sinh thiết hoá, xét nghiệm các mô bệnh học của đại tràng
  • Chụp X-quang phần khung ngoài đại tràng: hiện tượng bình thường hoặc sẽ có những rối loạn gây co bóp hay nhu động
  • Nội soi đại tràng trực tràng
  • Kết quả thăm khám lẫn xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu báo động bệnh lý, tổn thương đang mắc phải để có thể chẩn đoán và phân biệt hội chứng kích thích ruột với các bệnh khác

Tiêu chuẩn Rome IV (2016) đánh giá bổ sung chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Tiêu chuẩn Rome IV: Hội chứng IBS là rối loạn ruột mạn tính, đặc trưng bởi đau bụng tái phát, xảy ra ít nhất 1 ngày mỗi tuần, xảy ra trong 3 tháng gần đây và kết hợp với 2 đến 3 yếu tố sau đây:

  • Có liên quan đến đi tiêu
  • Thay đổi số lần đi đại tiện
  • Thay đổi hình dạng phân
  • Có 4 mô hình hội chứng IBS:
  • IBS-táo bón (IBS-C)
  • IBS-tiêu chảy (IBS-D)
  • IBS-hỗn hợp (IBS-M)
  • IBS không xác định

Các dấu hiệu báo động cần phải gặp bác sĩ

  • Sụt cân, chán ăn
  • Thiếu máu nhiều
  • Sốt cao, tăng bạch cầu, tốc độ đông máu lắng máu nhanh
  • Trong phân khi đại tiện có dịch nhầy dính máu
  • Phân khi đại tiện thường xuyên có hình dạng nhỏ và dẹt
  • Các hiện tượng rối loạn trong phân đại tiện ở người > 40 tuổi mới thấy có xảy ra
  • Tiền sử trong gia đình đã từng có người mắc ung thư phần đại tràng

Hội chứng ruột kích thích điều trị như thế nào?

Việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể là:

Liệu pháp tâm lý

  • Để điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả, bác sĩ cần tạo được sự tin tưởng với người bệnh. Những lưu ý quan trọng là:
  • Biết lắng nghe, trấn an bệnh nhân, giải quyết những lo lắng, muộn phiền của người bệnh.
  • Giải thích rõ ràng, tường tận về bệnh sinh, bệnh sử tự nhiên của hội chứng ruột kích thích: đây không phải bệnh có tổn thương thực thể tại ruột, là bệnh lành tính nhưng mạn tính, có những đợt biểu hiện rầm rộ nhưng có đợt bệnh không có triệu chứng.
  • Giải thích cho người bệnh biết về phương hướng điều trị là tập trung kiểm soát các triệu chứng khó chịu và việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ giúp làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Lắng nghe và trấn an, giải thích về bệnh và phương hướng điều trị cho bệnh nhân

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Người bệnh nên lưu ý tới chế độ ăn như sau:

  • Hạn chế thức ăn không dung nạp, khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt.
  • Nếu bị táo bón bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị.
  • Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng.
  • Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt nhưng không cải thiện triệu chứng của bệnh thì cần phải điều trị bằng thuốc. Tùy từng triệu chứng nổi trội của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp:

Thuốc điều trị tiêu chảy

  • Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, Diarsed, Questran.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Actapulgite, Smecta, Bismuth.
  • Kháng sinh Rifaximin.
  • Vi khuẩn thay thế: Antibio, Lacteol, Enterogermina.

Thuốc điều trị táo bón

  • Thuốc trị táo bón tạo khối: các thuốc chứa chất xơ, chất sợi từ hạt củ, quả; chất nhầy như rau câu, cám lúa mì như Igol, Equate, Normacol,… Các thuốc này thích hợp với những người ít ăn rau củ, trái cây nhưng không phù hợp với người uống ít nước.
  • Thuốc trị táo bón thẩm thấu: có tác dụng kéo nước vào lòng ruột, giữ nước, làm mềm phân: Forlax, Lactulose, Sorbitol, Magie Sulfat,…
  • Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: lô hội, Bisacodyl, muồng trâu, picosulfat,…
  • Thuốc Lubiprostone, Linaclotide, Eluxadolin.
  • Sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Chú ý: không nên lạm dụng và dùng thuốc trị táo bón kéo dài.

Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụng

  • Thuốc kháng Cholinergic: Atropin, Buscopan.
  • Thuốc chống co thắt hướng cơ trơn: Meteospasmyl, Sapmaverin, Duspatalin,…

Nhóm thuốc triển vọng mới: tác dụng trên thụ thể 5-HT

  • Thuốc đối vận 5-HT có tác dụng trị tiêu chảy: Alosetron, Cilansetron.
  • Thuốc đồng vận 5-HT có tác dụng trị táo bón: Prucalopride, Tegaserod,…

Nhóm thuốc chống trầm cảm

  • Khi bệnh nhân bị đau hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu Serotonin chọn lọc chất ức chế. Các loại thuốc này giúp giảm trầm cảm, ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột.Nếu sau điều trị, triệu chứng tiêu chảy, đau bụng không đỡ, bị sụt cân, đi tiêu ra máu bầm, máu tươi, nuốt khó, nôn ói không rõ nguyên nhân thì bệnh nhân nên đi khám ngay lập tức tại các bệnh viện uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương án điều trị tích cực, hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *