Hiểu về dịch vị dạ dày từ A đến Z

Dạ dày là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Trong đó có dịch vị là sản phẩm của các tuyến dạ dày có tác dụng lớn trong việc chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn.

Thành phần chính của dịch vị

Acid chlohydric (HCl)

  • Được tiết ra từ tế bào thành nằm phía trên của các tuyến ở vùng thân dạ dày.
  • Đậm độ là 160 170mEq/lít. Độ pH – 0,83
  • Là thành phần chính của dịch vị. HCl là yếu tố chủ yếu hình thành những tổn thương loét ở dạ dày tá tràng. Khi nồng độ HCl trong dịch vị cao làm mất thăng bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc và nồng độ HCI sẽ hình thành những tổn thương như loét, viêm chớt.

Pepsin

  • Hình thành từ pepsinogen có trong tế bào viền nằm ở phần sâu của tuyến. Nhờ có HCl nên pepsinogen sẽ chuyển thành pepsin. Trong dạ dày khi có sự hiện diện của pepsin kết hợp với HCl tạo nên một hệ thống tiêu huỷ tổ chức rất mạnh.
  • Quá trình này diễn ra chịu ảnh hưởng của thần kinh X.
  • Pepsinogen
  • Với trọng lượng là 40.000 chuyển thành pepsin có trọng lượng phân tử 35.000 khi pH: 3,5. Do vậy, với sự tăng nồng độ HCI sẽ tăng cường sự phá huỷ và gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy mục đích của việc điều trị nội khoa là sử dụng các loại thuốc để giữ cho độ pH trong dạ dày luôn luôn > 6 nhằm ngăn cản quá trình này. Ngược lại pepsin làm tăng hoạt động của HCl.

Chất nhầy (Mucus):

  • Là chất kết hợp giữa glycoprotein, nước và bicarbonat được bài tiết từ những tế bào nằm trong lớp biểu mô bề mặt dạ dày. Cùng với tầng tế bào trụ và tế bào hợp, tầng chất nhầy là hàng rào bảo vệ dạ dày. Chất nhầy này tạo thành một chất mỏng lắng trên bể mặt của dạ dày, ngăn cản sự thấm H+ vào trong các tuyến, hơn nữa những mất cân bằng giữa nồng độ HCI, pepsin với chất nhầy sẽ tạo thành những tổn thương niêm mạc và hình thành những ổ loét.

Cấu trúc của niêm mạc dạ dày và cơ chế bài tiết dịch vị

Cấu trúc của niêm mạc dạ dày

Cấu trúc niêm mạc dạ dày

Lớp biểu mô

Bao phủ bên trong của niêm mạc dạ dày là những tế bào hình trụ cao. Nhân tế bào hình trụ nằm ở cực dưới. Cực trên chứa nhiều chất nhầy đặc biệt không bắt màu mucin-carmin. Trên mặt niêm mạc có những lỗ bài xuất và phần chế tiết gọi là cổ tuyến.

Lớp đệm: là lớp tổ chức liên kết thưa chứa các tuyến của dạ dày (có chừng 35 triệu tuyến) và các sợi cơ trơn. Dựa vào sự khác nhau của các tuyến mà người ta chia dạ dày thành 3 vùng: vùng tâm, thân vị và vùng hang môn vị.

Thân vị có loại tuyến hình ống thẳng, đứng sát nhau. Phần chế tiết của tuyến được cấu tạo bởi hai tế bào: tế bào thành và tế bào viền. Tế bào thành bài tiết ra HCl. Tế bào thành bài tiết ra pepsimogen. Số lượng tế bào thành khác nhau giữa người này với người khác, tăng theo lứa tuổi, đàn ông nhiều hơn đàn bà. Sự giảm tế bào thành liên quan đến sự teo của tuyến ở thân do viêm dạ dày mạn và sự lan rộng lên trên của các tuyến ở hang vị.

Vùng tâm vị cũng có tuyến ống đơn hay phân nhánh ít, cũng chứa một số ít tế bào bài tiết HCl. Tổ chức tuyến tập trung ở một vùng rất nhỏ xung quanh lỗ tâm vị, bài tiết ra chất nhầy và chất dạng nhầy.

Vùng hang môn vị: là những tuyến ống chia nhiều nhánh cong queo, bài tiết chất nhầy và chất dạng nhầy. Vùng hang vị có các tế bào nội tiết (Endocrine) ở trong các lớp niêm mạc bài tiết ra gastrin là một loại hormon dạng polypeptid có tác dụng kích thích bài tiết HCl ở phần thân vì thông qua cơ chế bài tiết thể dịch và thần kinh X. Chính điều này là cơ sở cho kỹ thuật cắt đoạn dạ dày trong điều khoét dạ dày tá tràng.

Các giai đoạn bài tiết dịch vị

Việc bài tiết dịch vị có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn thần kinh

Là giai đoạn mở đầu của bài tiết dịch vị. Việc bài tiết dịch vị ở giai đoạn này chủ yếu thông qua dây thần kinh X, do đó người ta gọi là cơ chế thần kinh. Dây X ảnh hưởng hoặc là kích thích gián tiếp tế bào thành qua trung gian của hormon gastrin đến bài bài tiết dịch vị thông qua 2 con đường: tác động trực tiếp lên các tế bào viền hoặc là kích thích gián tiếp tế bào thành qua trung gian của hormon gastrin ở vùng hang vị vì dây X tăng sức thụ cảm của tế bào thành với gastrin.

Giai đoạn dạ dày: thức ăn vào tới dạ dày chạm vào niêm mạc hang vị và làm căng giãn hang vị. Hang vị co bóp và niêm mạc của nó chạm vào thức ăn. Cả hai tác động đó kích thích bài tiết gastrin. Gastrin sẽ thấm qua đường máu tới kích thích tới tế bào vùng thân vị bài tiết ra HCl. Một số yếu tố khác tham gia bài tiết HCl đó là histamin. Niêm mạc dạ dày có những tế bào to nằm cạnh tế bào thành giải phóng ra histamin, nếu thiếu nó thì trong quá trình bài tiết của tế bào thành bị chặn lại. Hai loại tế bào thành và tế bào bài tiết ra hastamin hình thành một hệ thống cảm thụ (Systemapcrine) gồm 3 cảm thụ nằm ở trên màng plasmide của tế bào thành là:

  • Acetycholin.
  • Gastrin.
  • Histamin.

Ngăn cản hệ thống cảm thụ này sẽ làm ngừng quá trình bài tiết dịch vị. Do đó người ta có thể dùng thuốc antichonegique nhằm ngăn cản sự hấp thụ histamin của tế bào bài tiết HCl, còn việc ngăn chặn tiếp nhận gastrin đến nay chưa có kết quả.

Giai đoạn ruột

HCl vẫn tiếp tục bài tiết các bữa ăn, nhưng khi hết thức ăn trong dạ dày thì ngừng bài tiết gastrin do vậy bài tiết HCl ở giai đoạn này thường xuyên duy trì ở mức độ thấp hơn. Giai đoạn này qua trung gian của protein có trong thức ăn, thuỷ phân tạo thành L. Histidin sau đó chuyển thành histamin được hấp thụ tại ruột. Thức ăn vào ruột gây tăng áp lực trong lòng ruột cũng là một kích thích bài tiết địch vị và các nội tiết tố khác (secretin, enteroglucagon, cholecystoknine, somatostatine…)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *