Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng bức xạ cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị còn được sử dụng sau phẫu thuật hoặc có thể sử dụng để làm giảm kích thước khối u trước khi thực hiện phẫu thuật. Xạ trị còn kết hợp với hóa trị như biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật hoặc nhằm làm giảm kích thước u trước phẫu thuật.

1. Điều trị ung thực quản bằng xạ trị là gì?

Ung thư thực quản là bệnh ung thư mà khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Đây là bệnh lý ác tính đứng thứ tư về mức độ phổ biến tại Việt Nam, chỉ sau các ung thư tiêu hóa gồm ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Ung thư thực quản được phân loại dựa trên các tế bào có liên quan, bao gồm:

Ung thư biểu mô tuyến:

  • Bắt đầu từ tế bào của các tuyến tiết chất nhầy trong thực quản. Ung thư tế bào tuyến thường xuất hiện ở phần dưới của thực quản.

Ung thư biểu mô vảy:

  • Ung thư tế bào vảy thường xảy ra ở khu vực 1/3 trên và 1/3 giữa thực quản. Đây cũng là loại ung thư thực quản phổ biến nhất trên thế giới.
  • Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị là phương pháp chỉ tác động lên các tế bào ở vùng điều trị. Xạ trị có thể thực hiện trước phẫu trị để tiêu diệt và thu nhỏ khối u hoặc cũng có thể thực hiện sau phẫu trị để tiêu diệt những tế bào ác tính còn sót lại sau khi phẫu thuật.
  • Đôi khi kích thước và vị trí của khối u gây khó khăn cho việc phẫu thuật hoặc tình trạng bệnh nhân không thực hiện điều trị phẫu thuật thì xạ trị được áp dụng để thay thế hoàn toàn phẫu thuật.

Điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp xạ trị

Có 2 loại xạ trị ung thư thực quản thường được sử dụng trong điều trị đó là:

Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài

  • Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài (chiếu tia phóng xạ bên ngoài cơ thể) được tiến hành gần tương tự như phương pháp chụp X – quang và sử dụng thường xuyên nhất cho những người bị ung thư thực quản.
  • Thông thường xạ trị kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Liệu pháp xạ trị bên trong

  • Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi dài xuống cổ họng gần vị trí của tế bào ung thư. Khi đó bức xạ chỉ di chuyển khoảng cách ngắn, nên ít ảnh hưởng tới các mô bình thường xung quanh.
  • Liệu pháp xạ trị bên trong được chia thành 2 dạng:

Liệu pháp xạ trị liều cao (HDR):

  • Đưa chất phóng xạ với liều cao gần khối u trong vài phút mỗi lần.

Liệu pháp xạ trị liều thấp (LDR):

  • Liều phóng xạ thấp hơn được đặt gần khối u trong thời gian dài hơn (1 hoặc 2 ngày) cho mỗi lần điều trị.

2. Chỉ định điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này trong các trường hợp:

  • Người bệnh có sức khỏe kém, không có sức chịu đựng tốt hoặc người bệnh không muốn tiến hành phẫu thuật.
  • Kích thước khối u của người bệnh quá lớn gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật. Khi đó, người bệnh sẽ cần xạ trị để từ đó ca phẫu thuật được thực hiện có tỷ lệ thành công cao hơn.
  • Ngoài ra, xạ trị dùng để hỗ trợ trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ lại kích thước hoặc sau phẫu thuật loại bỏ khối u nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, tăng tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh.
  • Khi khối u di căn, xạ trị góp phần giảm nhẹ các triệu chứng nặng nề của ung thư trong giai đoạn cuối như: chảy máu, khó nuốt, đau…

3. Chế độ ăn cho người bệnh sau điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị.

Một số thực phẩm bệnh nhân cần tránh sau khi điều trị đó là:

  • Một số thực phẩm như súp, sữa chua, cháo… là sự lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân mới phục hồi.
  • Đối với những thức ăn này người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc nuốt thức ăn.
  • Trong quá trình chăm sóc, người thân có thể chủ động nghiền, xay một số thức ăn như bột yến mạch, thịt, cá… để chế biến thành các món canh, súp nhằm giúp người bệnh dễ tiêu hóa và cung cấp thêm chất dinh dưỡng.
  • Người bệnh có thể bổ sung các loại chất xơ, các hạt ngũ cốc nguyên cám, bột yến mạch để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Một số loại rau xanh, đặc biệt là những loại rau có màu xanh sẫm như súp lơ, bông cải xanh, rau bina…hay những loại củ quả màu đỏ như bí ngô, cà rốt…. đều có tác dụng bổ dưỡng sức khỏe.

Một số thực phẩm bệnh nhân cần tránh sau khi điều trị đó là:

  • Không ăn các đồ muối chua lên men như dưa muối, cà muối,…
  • Cần tránh các loại nước ép quá chua như dứa, dâu tây, xoài,… bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
  • Đồ ăn ngọt như: bánh kẹo, đường, nước ngọt.
  • Đồ uống có ga, chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
Không sử dụng các loại thức uống chứa cồn và chất kích thích
  • Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm được chế biến trực tiếp dưới nhiệt độ cao.
  • Đồ ăn chế biến dưới dạng nướng hoặc chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo như thịt nướng, thịt hun khói, xúc xích…, các loại thịt đóng hộp, đông lạnh,…

Trên đây là những thông tin về điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị, hy vọng sẽ giúp ích cho người bệnh hiểu được phương pháp xạ trị, đồng thời củng cố thêm niềm tin, ý chí để chiến thắng căn bệnh ung thư thực quản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *