Dinh dưỡng sau phẫu thuật thu nhỏ dạ dày

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Với sự gia tăng chóng mặt tỷ lệ người bị béo phì. Thì sự ra đời của phương pháp thu nhỏ dạ dày điều trị béo phì khoa học, an toàn và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Sau khi thực hiện thì mức độ giảm cân rất hiệu quả. Nhưng phụ thuộc lớn vào mức độ tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ, đặc biệt là tuân thủ về chế độ dinh dưỡng sau thực hiện phương pháp. Cùng tìm hiểu bài viết “Dinh dưỡng sau phẫu thuật thu nhỏ dạ dày”.

1. Phương pháp thu nhỏ dạ dày thực hiện như nào?

Phương pháp thu nhỏ dạ dày là phương pháp điều trị béo phì tận gốc. Giúp cơ thể trở lại vóc dáng mong muốn và kiểm soát các bệnh liên quan đến béo phì. Như bệnh tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch, các vấn đề về chuyển hóa, nội tiết,…

Phương pháp được thực hiện bằng nội soi nên để lại một vài vết sẹo rất nhỏ, mờ dần theo thời gian. Đây là giảm cân hiệu quả, an toàn và bền vững nhất hiện nay.

Mục tiêu của phương pháp thu nhỏ dạ dày không chỉ giúp cho dạ dày nhỏ lại mà quan trọng nhất là loại bỏ được vùng phình vị lớn, nơi có tế bào tiết ra Hoocmon Ghrelin gây đói, thèm ăn. Bệnh nhân sau thực hiện sẽ nhanh chóng đạt được cảm giác no, thỏa mãn với 1 lượng thức ăn bé chỉ bằng 20% khối lượng ban đầu, bệnh nhân không còn đòi hỏi phải ăn quá nhiều như trước. Khi không còn bị đói nữa, bạn hoàn toàn có khả năng chủ động điều chỉnh được khối lượng cơ thể theo mong muốn, đây là điều lý tưởng mà không một phương pháp giảm cân nào có thể mang lại cho bạn.

 

Phương pháp thu nhỏ dạ dày

2. Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng sau thực hiện phương pháp thu nhỏ dạ dày

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Để đạt được mục đích giảm cân đòi hỏi phải tạo ra sự thiếu hụt năng lượng. Thông qua việc hạn chế calo, tăng cường hoạt động thể chất hoặc cả hai. Bệnh nhân cần áp dụng chế độ dinh dưỡng với mức giảm năng lượng > 500 kcal/ngày, khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ áp dụng với chế độ ăn uống từ 1.200 đến 1.500 kcal/ngày đối với phụ nữ và 1.500 đến 1.800 kcal/ngày đối với nam giới.

Việc lựa chọn chế độ ăn uống hạn chế calo có thể tùy thuộc vào sở thích và sức khỏe của bệnh nhân. Chế độ ăn kiêng rất ít calo (<800 kcal/ngày) chỉ nên được sử dụng trong các điều kiện hạn chế trong môi trường chăm sóc y tế nơi có thể giám sát y tế và can thiệp lối sống cường độ cao. Bệnh nhân cần kiêng rượu hoàn toàn, việc tiêu thụ rượu không chỉ làm tăng số lượng calo trong chế độ ăn kiêng mà còn liên quan đến các bệnh kết hợp.

Có nhiều chế độ ăn kiêng khác nhau (chế độ ăn ít chất béo, ít carbohyate hoặc protein cao, v.v.) có thể được sử dụng, nhưng cần lựa chọn chế độ ăn có hiệu quả giảm cân. Không có chế độ ăn kiêng hoàn hảo nào để giảm cân chung cho mọi bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân béo phì cần được lên thực đơn chế độ ăn giảm calo dựa trên mức tác động giảm cân của bệnh nhân và sở thích thực phẩm .

Nguyên tắc chung về dinh dưỡng sau phẫu thuật giảm cân là:

  • Ăn thật chậm (30p cho mỗi bữa ăn).
  • Nhai chậm và kỹ lưỡng.
  • Hạn chế tối đa tinh bột, chất béo.
  • Uống đủ nước từ 1,5 đến 2l, uống cách xa bữa ăn

Các bạn cần chú ý

  • Dừng ăn khi bạn cảm thấy ăn đã đủ .
  • Uống 2000-3000ml nước mỗi ngày để tránh thiếu nước, táo bón.
  • Không uống trước và sau bữa ăn 30-45 phút.
  • Ăn 3 bữa ăn đậm đặc + 3 bữa nhẹ giàu Protein mỗi ngày.

Sau phẫu thuật giảm cân bệnh nhân sẽ trải qua 04 giai đoạn gồm

  • Giai đoạn I: là 3 ngày đầu trong viện, bệnh nhân dinh dưỡng hoàn toàn bằng truyền dịch tĩnh mạch.
  • Giai đoạn II: bắt đầu từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10 bệnh nhân sẽ dinh dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng lỏng hoàn toàn. Các loại thịt ( ức gà, bò, lợn) say lỏng thành soup, các loại nước ép hoa quả.
  • Giai đoạn III: Bắt đầu từ ngày thứ 10 sau phẫu thuật bệnh nhân có thể ăn đồ ăn mềm, ninh nhừ.
  • Giai đoạn IV: Một tháng sau phẫu thuật bạn có thể ăn đồ ăn bình thường. Lúc này bạn đã xây dựng được cho bản thân thói quen ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe.

2.2 Thay đổi lối sống

  • Ngay ngày đầu bệnh nhân đã có thể vận động nhẹ nhàng, tự đi vệ sinh, sinh hoạt cá nhân.

Trong vòng 02 tuần đầu nên khuyến khích mức độ hoạt động thể chất vừa phải. Đó là đi bộ trong 20 đến 30 phút mỗi ngày hai lần, 5 ngày mỗi tuần. Đi bô là phương pháp tốt và tối ưu nhất cho mọi người. Có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng không gian và thời gian, không tạo áp lực lớn lên khớp gối.

Bệnh nhân có thể thay đổi thói quen vận động của mình: tăng cường làm các việc nhà, đi bộ đi làm, đi chợ, đi dạo công viên cùng với các thành viên trong gia đình.

  • Từ tuần thứ 02 đến tuần thứ 04

Các bạn cần được lên lịch trình tập luyện thể dục thể thao. Chú ý cường độ và thời gian tập thể dục, phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Các hoạt động thể chất nên được thực hiện trong môi trường tự nhiên, không khí trong lành, chú trọng hơn vào chất lượng các bài tập: đi bộ trong thời gian lâu hơn và tốc độ nhanh hơn. Hoặc bệnh nhân cũng có thể tập các môn nhẹ nhàng như Erobic, Yoga.

Ý thức tự giám sát bản thân trong quá trình thay đổi lối sống. Kiểm tra cân nặng thường xuyên nhằm duy trì được mục tiêu đã đặt ra.

  • Sau 1 tháng

Tất cả hoạt đông sinh hoạt, ăn uống thể dục thể thao của trở về bình thường. Bệnh nhân có thể tập thể dục thể thao tùy theo sức khỏe của bản thân,tập luyện những môn thể thao mà mình yêu thích.

Phương pháp thu nhỏ dạ dày là nền tảng, thừa hưởng thành quả nghiên cứu khoa học của thế giới. Quá trình giảm cân sẽ diễn ra từ từ và đem lại hiệu quả lâu dài. Các bạn giảm cân không chỉ nhận được sự khỏe mạnh về thể chất: giảm cân, các biến chứng rối loạn chuyển hóa, thoái hóa cơ xương khớp, da không bị nhẽo. Mà còn thoải mái về tinh thần: tự tin hơn với ngoại hình, sự thèm ăn giảm đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *