Người đàn ông thoát khỏi “án tù chung thân” sau 30 năm mang trong mình căn bệnh Trĩ dai dẳng

Tôi có cơ hội gặp bác giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến cực kỳ khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, không vì vậy mà bác mất làm đi niềm và hứng khởi của mình. Điều này đã khiến tôi đều vô cùng tò mò. Điều gì làm một bệnh nhân như bác hân hoan đến vậy? Chưa kể với tình dịch như hiện tại, nhưng bác vẫn luôn lạc quan và quyết tâm đi trị bệnh cho bằng được.

“Án tù chung thân” 30 năm khó nói thành lời

Theo như chia sẻ, tôi được biết bác là Hà Huy Cảnh, 60 tuổi ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Khi được hỏi về bệnh tình của mình bác đã ngần ngại thốt lên: “Cuộc đời của tôi gắn liền với căn bệnh này, nó như cái án tù chung thân ấy”. Câu nói ấy không khỏi khiến tôi hốt hoảng, không biết bác bị bệnh gì mà “ghê gớm” đến vậy. Như hiểu và không chờ đợi tôi hỏi thêm bác cho biết: “bản thân mắc bệnh trĩ đã trên dưới 30 năm, từ những năm thập kỷ 90. Để mà nói thì không có cái bệnh nào nó lại khổ sở và dai dẳng như bệnh này. Khủng khiếp quá!”. Tuy nó không phải bệnh nan y như ung thư nhưng nó khó chịu và khổ sở hơn. Nó không khác gì một cái án khổ sai, đi không được, ngồi không xong.

Nói về quá trình điều trị bác cũng chia sẻ thêm, bệnh này không phải quá khó chữa nhưng hành trình thì cực gian nan và vất vả. Đây cũng không phải là bệnh hiếm gặp nhưng để điều trị khỏi và dứt điểm thì lại cực kỳ ít. Hầu hết những người mang bệnh này sẽ mang tâm thế sẽ chung là sống cả đời với nó. Và chính bản thân bác cũng không ngoại lệ. Trong suốt 30 năm gồng mình với căn bệnh này, đích thực như là một “án tù chung thân” với tôi. Các cụ vẫn bảo có bệnh thì vái tứ phương, ai bảo tôi làm gì, đi đâu, chỗ nào, hễ có người mách là tôi lại “khăn gói quả mướp lên đường”. Nhưng càng hi vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Từ những bài thuốc dân gian đến thuốc nam, đông y rồi tây y, thậm chí tôi còn nhờ một số người thân ở nước ngoài mua thuốc về dùng, nhung mọi thứ đều không hiệu quả. Các bũi trĩ thì ngày càng sa và sưng hơn. Đau đớn, ngứa ngáy, bất tiện, khó chịu, không một từ nào tả hết nổi. “Có khi mắc bệnh nan y nó còn dễ chịu hơn thế này cô ạ.” Bác buồn rầu cho biết.

Cho đến năm 2006, sau khi tìm hiểu rất nhiều phương pháp, bác quyêt định can thiệp phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Ba Lan ở Vinh. Những tưởng từ đây bác chính thức thoát án, thì một thời gian sau nó bắt đầu tái phát. “Phải nói thật là nhiều khi thấy hoang mang và bế tắc thật sự. Kể từ lần mổ đến nay đã 15 năm, cũng là 15 năm tiếp diễn chặng đường khổ sai của mình.”

Cơ duyên khó gặp và hành trình thoát khỏi án khổ sai

Đối với bệnh trĩ này bản thân tôi cũng có chút hiểu biết, nhưng thật sự không thể ngờ, căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thấm thía nhiều nỗi đau đến thế. Từ một người hoang mang và bế tắc chấp nhận “sống chung với lũ” như bác, vậy mà giờ đây nét mặt hoàn toàn là sự nhẹ nhõm và hài lòng, thực sự làm tôi tò mò về bệnh tình của bác ngày hôm nay.

Và khi được hỏi cơ duyên nào mà bác có thể thoát khỏi “quái thú” đó? Bác cười giòn tan, ay miệng không ngừng nói: “Đúng là cơ duyên, cơ duyên cả cô ạ”. Trong một lần đi thăm ông bạn nằm viện, đến nơi người nhà mời ngồi uống nước. Mà khổ tôi đau quá ngồi không nổi. Thấy mặt tôi nhăn nhó, khó chịu, mọi người tưởng tôi bị làm sao. Gặng hỏi mãi, tôi cũng không ngần ngại kể “nỗi khổ” của mình. Nghe xong câu chuyện của tôi, ông bạn hồ hởi giới thiệu cho bác biết tới PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn hiện là Phó viện trưởng viện phẫu thuật tiêu hóa Chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Người được mệnh danh là “bàn tay vàng” trong trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa tại việt Nạm. Vốn tính cẩn thận, nên khi được người quen giới thiệu tôi vẫn chưa đủ an tâm. “Vì nói thật, tuy có tuổi, nhưng như con chim sợ cành cong, bác đã thất bại quá nhiều lần nên cũng không dám hi vọng nhiều”. Sau đó bác được biết phương pháp phẫu thuật Longo này cực hiệu quả. Phẫu thuật an toàn, rất ít tai biến và biến chứng sau mổ. Càng đi sâu, càng tìm hiểu thì càng chắc chắn: “đây sẽ là cơ hội cứu sống mình rồi”. Nói đến đây, nụ cười của bác càng thêm hân hoan tỏa nắng.

Rồi cái ngày bác và vợ quyết tâm lên Hà Nội để gặp bác sĩ Tuấn cũng là một kỷ niệm đáng quên đối với bác. “Phải nói là tuyệt bời cháu ạ, đúng chuẩn mẫu mực một quân nhân, một người thầy thuốc thật sự”. Ngày đi bác thấp thỏm lo âu bao nhiêu thì khi được gặp và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ Tuấn, bác càng thêm củng cố niềm tin rằng chắc chắn mình sẽ thoát được án khổ sai này rồi. Do tuổi bác cao, khi dùng phương pháp này chỉ gây tê phần dưới, mọi thứ diễn ra trong phòng mổ bác đều biết. Vì quá lo lắng, nên huyết áp bác có hơi cao, như nhận ra điều lo lắng trong bác, ngay sau đó bác sĩ Tuấn đã đến cầm tay bác và chắc lịch: “Tôi chắc chắn sẽ giúp thoát khỏi cái gông cùm kia và cuộc đời còn lại là vui vẻ sống bên các con cháu thôi. Nó không sợ mình thì mình sợ gì nó. Bác cứ yên tâm nhé”. Như tiếp thêm sức mạnh, tôi bỗng thấy nhẹ nhàng hẳn. Bỗng chốc đây không còn là phòng mổ nữa, mà chỉ như hai người bạn tâm giao giữa thầy thuốc và bệnh nhân cùng trao đổi vậy. Đến khi được ra ngoài, tôi vẫn chưa biết còn phải để bác sĩ Tuấn nhắc tôi. “Xong rồi anh nhé, cuộc đàm đạo của ta hôm nay đến đây thôi”.

“Không hổ là bàn tay vàng cô ạ”. Bác phấn khởi tiếp tục khoe với tôi. Không như lần trước, tôi nằm viện cả nửa tháng, về nhà nằm đến 3 tháng vẫn đau âm ỉ. “Hôm nay là ngày thứ 2 sau phẫu thuật thôi mà bác bị không đau, không chảy máu, đi lại bình thường và có thể ra viện rồi đây này”. Bác hào hứng khoe tiếp. Không giống như lần trước, lần này bác thấy khác lắm, niềm tin cũng khác lắm. Chưa biết ra sao nhưng chỉ nhìn vào đôi mắt với niềm tin và sự quả quyết của bác tôi hoàn toàn tin vào điều đó.

Bẵng đi một thời gian, đến hôm nay, tình cờ nhận được điện thoại của bác, giọng cười sang sảng vẫn không dứt. Bảo bác bác tốt lắm, thật sự thoát án “tù chung thân” rồi cháu ạ! Cuộc đời bác có lẽ may mắn nhất chính là được gặp PGS.TS.BS.Nguyễn Anh Tuấn. Một người thầy y đức như vậy, hi vọng sẽ có nhiều người có được cơ may như bác để không còn ai bị “con quái thú Trĩ ” hành nữa.

Phương pháp phẫu thuật longo

Mô phỏng quá trình thực hiện phẫu thuật Trĩ bằng phương pháp Longo

Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật có từ rất lâu đời, là phương pháp điều trị tiệt căn nhất, cho đến nay tuy có nhiều cải tiến về kỹ thuật. Trong đó phương pháp Longo là kỹ thuật hiện đại phổ biến hiện nay đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân trĩ do có các ưu điểm vượt bậc như: giảm đau, ngăn tái phát, ra viện sớm.

Ưu điểm của phẫu thuật Longo:

+ Phẫu thuật an toàn, rất ít tai biến và biến chứng sau mổ

+ Rất ít đau sau mổ (3%) do không phải can thiệp phẫu thuật vào vùng nhạy cảm ở ống hậu môn. Sau cắt trĩ bằng các phương pháp thông thường, bệnh nhân hay bị đau kéo dài có thể đến cả tháng, thời gian hồi phục lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Với cắt trĩ theo phương pháp Longo, bệnh nhân rất ít đau, chỉ cảm thấy sự tức nặng, khó chụi nhẹ ở vùng hậu môn. Một số trường hợp chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống. Đa số bệnh nhân(> 85%) có thể đi lại, tự phục vụ ngay trong ngày mổ.

+ Bệnh nhân rất nhanh hồi phục và trở về sinh hoạt bình thường: do ít đau sau mổ, các biến chứng ít xảy ra, do không để lại vết thương tại vùng ống hậu môn, không cần thời gian để liền sẹo nên sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường rất sớm và có thể ra viện ngay trong ngày hôm sau.

+ Tỷ lệ tái phát rất thấp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *