Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì là tốt?

Bệnh trĩ nên ăn gì và bệnh trĩ kiêng ăn uống gì là hợp lý nhất? Có thể thấy, thói quen ăn uống không khoa học, không lành mạnh thường gặp ở hầu khắp mọi người. Chính điều này là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón, rồi từ tình trạng táo bón dẫn đến trĩ.

Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số. Bệnh do một số nguyên nhân như tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là táo bón.

Do đó, khi người mắc bệnh trĩ có những điều chỉnh trong sinh hoạt, đặc biệt chế độ ăn uống, kiêng kỵ, các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ giảm bớt và nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

Bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào là tốt nhất?

Bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào là tốt nhất? Khi bị trĩ, thì người bệnh nên nhớ một điều, không phải thích ăn gì là ăn, muốn ăn gì là ăn. Điều này không những khiến tình trạng bệnh không được thuyên giảm mà còn tăng nặng hơn. Dưới đây là chế độ ăn hợp lý nhất dành cho người bệnh trĩ.

  • Thực phẩm giàu chất sắt: Mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, gan gà, cua hấp, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, mè đen,… dồi dào hàm lượng sắt. Chúng cần thiết để cung cấp chất sắt tự nhiên giúp những người bị bệnh trĩ mất máu nhiều có thể hồi phục sức khỏe.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Đậu phụ, chuối măng, quả mơ, ngũ cốc xay, cà rốt, súp lơ, cam, quýt, dâu tây, các loại rau màu xanh đậm,…
  • Thực phẩm nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền,… Các loại trái cây tươi, đặc biệt là chuối, đu đủ. Các loại củ, điển hình như khoai lang.
  • Thức ăn giàu magie như: cá bơn, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành,…
  • Hay mật ong, măng,… cũng rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.

Mách nhỏ: Người mắc bệnh trĩ nên uống nhiều nước

Người mắc bệnh trĩ nên uống nhiều nước? Thật vậy, điều này tưởng chừng hoang đường, có nhiều người không tin và nghi ngờ, nhưng sự thật thì nước có công dụng hữu hiệu cho người bị trĩ.

  • Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.
  • Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau,…
  • Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.
  • Nước trái cây cũng giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Nên uống ít nhất một ly nước trái cây mỗi ngày
  • Bên cạnh đó bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
  • Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.

Xem thêm: Bệnh trĩ ảnh hưởng đến sinh sản không?

Một số loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ bạn nên biết

Một số loại thức ăn tốt cho người bệnh trĩ bạn nên biết? Không phải người bệnh nào mắc trĩ cũng biết mình cần ăn gì và kiêng ăn gì. Hiểu được điều đó, nên nội dung bài viết này, tôi sẽ mách mọi người nên ăn đồ có chứa nhiều chất xơ, thực phẩm nhuận tràng,…Cụ thể:

1. Ăn thức ăn có nhiều chất xơ

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.

Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…

2. Sử dụng thực phẩm nhuận tràng

Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

  • Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
  • Khoai lang cũng là một loại thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bị bệnh trĩ.
  • Măng: có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.
  • Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
  • Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.
  • Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần chú ý là dư thừa chất này có thể gây nên viêm ở động và tĩnh mạch, nhất là khu vực hậu môn.

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những triệu chứng của bệnh trĩ.

  • Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.

Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

Xem thêm: Cắt dạ dày để giảm cân

3. Ăn thức ăn nhiều chất sắt

Người bệnh trĩ dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …

  • Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.
  • Thịt rùa bổ mau giúp những người bị trĩ đại tiện ra máu nhiều
  • Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

4. Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ

Dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu oliu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.

5. Một số thực thảo dược tốt cho bệnh trĩ

  • Rau rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ.
  • Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón.

Bổ sung dinh dưỡng và chế độ ăn hợp lý tác động rất lớn đến sự phát triển của bệnh trĩ, vậy nên các bạn hãy thay đổi chế độ ăn giàu chất sơ và bổ sung thêm rau vào mỗi bữa ăn nhé.

Inbox tư vấn trực tiếp bởi PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn tại:

▶ ️ Youtube: PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn

▶ ️ Facebook: PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn

Văn phòng đại diện: SN 79, Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà nội

☎ Hotline: 0988.849.234 – SĐT Bác sĩ: 0982.287.262

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *