Ngủ ngáy có tác hại gì?

Ngủ ngáy là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.

Nguyên nhân bệnh ngủ ngáy

Tất cả trở ngại cho sự lưu thông bình thường của không khí giữa thanh quản và vùng mũi họng đều là nguyên nhân ngủ ngáy.

  • Mô họng quá lớn: người thừa cân có thể bị tích lũy mô mỡ ở vùng hầu họng, khiến cho mô họng quá lớn. Khoảng không giữa vùng hầu họng và thanh quản bị hẹp và gây ra tiếng ngáy.
  • Vòm miệng và/hoặc lưỡi gà dài: có thể làm thu hẹp khoảng trống từ mũi đến cổ họng, các cấu trúc giải phẫu va chạm và rung lên.
  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên: Nguyên nhân thường do dị ứng hoặc viêm xoang. Một số người chỉ bị trong mùa dị ứng hoặc khi bị nhiễm trùng xoang. Các dị dạng giải phẫu như vách ngăn lệch hoặc polyp mũi cũng có thể làm tắc nghẽn đường thở.
  • Giảm trương lực cơ trong hầu họng và lưỡi: do các mô liên kết nâng đỡ vùng này bị giãn quá mức, trở nên lỏng lẻo. Lưỡi không được giữ vị trí ban đầu mà bị tụt lại phía sau và che lấp đường thở. Nguyên nhân có thể do giấc ngủ quá sâu, say rượu hoặc do sử dụng thuốc ngủ.
  • Uống rượu: Rượu làm ức chế và gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giãn các cơ vùng cổ. Khi tất cả mô và cơ xung quanh cổ họng giãn ra, đường hô hấp dễ đóng lại hơn, dẫn đến ngủ ngáy.
  • Tư thế nằm ngủ: ngáy thường gặp nhất khi nằm ngửa do cổ họng làm hẹp đường thở; đặc biệt là khi nằm ngủ gối đầu cao gây gập cổ.
  • Một số dị tật bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài.

Triệu chứng bệnh ngủ ngáy

Triệu chứng ngáy ngủ có thể chia làm 3 độ:

  • Độ 1: ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ ngừng ngáy.
  • Độ 2: ngáy vừa phải, to hơn và khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng sẽ hết ngáy.
  • Độ 3: ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ. Kèm theo dấu hiệu cơn ngừng thở khi ngủ khiến người bệnh tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi.

4. Tác hại của việc ngủ ngáy đến sức khỏe

Người ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn về tim mạch, hô hấp, và giấc ngủ:

  • Tình trạng gián đoạn hô hấp thường xuyên hay còn gọi là cơn ngừng thở khi ngủ.
  • Thức giấc khi ngủ hoặc gián đoạn hô hấp.
  • Ngủ không ngon giấc.
  • Do mất ngủ và khó ngủ xảy ra thường xuyên dẫn đến mệt mỏi, kém tập trung. Những yếu tố này gây ảnh hưởng tới khả năng tập trung làm việc.
  • Tình trạng ngừng thở kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn về tim mạch.
  • Giảm thiểu cung cấp oxy trong máu.
  • Đau đầu kinh niên
  • Béo phì
Ngủ ngáy làm ảnh hưởng tới người xung quanh.

Ngoài những ảnh hưởng tới sức khỏe của người ngủ ngày. Thì âm thanh phát ra của người bệnh gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Nhất là những người cùng trong gia đình.

Các phương pháp chữa ngủ ngáy hiệu quả

  • Thay đổi tư thế ngủ: Nếu nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòm miệng có xu hướng đổ xuống họng gây ngủ ngáy. Nằm nghiêng giúp giảm bớt tình trạng này.
  • Giảm cân: Người thừa cân béo phì thường có nguy cơ ngủ ngáy. Giảm cân là biện pháp giảm ngủ ngáy đã được chứng thực.
  • Không uống bia rượu: Tránh uống rượu trước khi ngủ, vì rượu bia gây giảm trương lực cơ bao gồm cả cơ họng.
  • Bỏ thuốc lá do thuốc lá gây kích thích đường hô hấp.
  • Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ: Những người thiếu ngủ làm tinh thần mệt mỏi dễ dẫn đến ngủ ngáy
  • Không nên sử dụng các thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào gây giảm trương lực cơ vùng họng.
  • Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối và giữ vệ sinh phòng ngủ: Do bụi nhà có thể là tác nhân gây dị ứng có thể là nguyên nhân gây ngủ ngáy.
  • Ngủ ở vị trí đầu cao: Sử dụng gối cao giúp khai thông đường thở.
  • Không nên ăn nhiều vào bữa tối, hạn chế thức ăn chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ,
  • Làm thông thoáng đường thở: Dùng thuốc xịt mũi nếu như đang bị viêm mũi gây tiết dịch cản trở đường hô hấp.
  • Sử dụng miếng dán cánh mũi: Người bệnh có thể sử dụng miếng dán cánh mũi để giúp thở qua đường mũi dễ dàng hơn.
  • Sử dụng thiết bị nâng hàm dưới:Thiết bị nâng hàm dưới có thể sử dụng để nâng lưỡi lên trên trong lúc bạn ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên vừa giảm được cân, lại tăng lượng oxy cung cấp cho não.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *