Béo phì ảnh hưởng đến chức năng đường hô hấp như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe.

Tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã gia tăng trong ba thập kỷ qua, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mắc bệnh và biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh hô hấp. Béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng và là yếu tố điều chỉnh bệnh cho bệnh hen suyễn, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng giảm thông khí do béo phì (OHS) và tăng áp phổi. Tình trạng này ảnh hưởng đến kết quả trong hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Béo phì làm tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tỷ lệ nhập viện cao hơn ở những bệnh nhân béo phì mắc bệnh đường hô hấp, so với những đối tượng cân nặng khỏe mạnh. Đặc biệt hiện tại trên toàn cầu đang đối mặt với đại dịch Covid 19, có tốc độ lây lan và nguy hiểm nhất từ trước đến nay. Người mắc béo phì là một trong 9 đối tượng dễ bị Covid tấn công nhất, và ở đối tượng này điều trị thường khó khăn, có thể có nhiều biến chứng trầm trọng.

1. Liên kết giữa béo phì và chức năng đường hô hấp.

Người bị béo phì nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp cao hơn.

Nhiều nghiên cứu chứng minh có những mối liên quan mật thiết ở mức phân tử và vật lý giữa béo phì và chức năng đường hô hấp.
Nhiều tác giả đã xem xét lại tài liệu và kết luận rằng tần suất của béo phì và hen phế quản gia tăng một cách có ý nghĩa và song song tại Mỹ. Những người tăng cân và béo phì chiếm 38% và 92% có nguy cơ phát triển hen phế quản cao hơn người có cân nặng bình thường.
Một cách đáng tiếc, gia tăng cân cũng làm gia tăng nguy cơ kiểm soát triệu chứng hen phế quản kém với thuốc. Cả fluticasone và kết hợp futicasone và salmeterol hầu như kiểm soát hen phế quản ít hiệu quả ở người có chỉ số khối cơ thể (BMI) > 40 hơn người ít nặng.
Nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển những triệu chứng của hen phế quản ở người béo phì. Gene, hormone, dị ứng, lối sống và thuốc tất cả đều có một vai trò.
Trong trường hợp của gene, sự đột biến đã được định vị ở vùng đặc hiệu của chromosome 5q, 6p, 11q 13 và 12q. Những vùng nầy chứa một hay nhiều gene đối với thụ thể liên quan đến hen phế quản và những rối loạn chuyển hóa liên kết với béo phì.Ví dụ gene của thụ thể beta2 adrenergic ở vùng 5q chromosome kiểm soát trương lực đường khí và tốc độ chuyển hóa. Sự đột biến ở gene này đã được xác định ở người bị hen phế quản và béo phì. Những đột biến gene liên quan khác là ở những vùng mã hóa đối với thụ thể glucocorticoid và đối với yếu tố tăng trưởng giống như insuline và những chất trung gian khác.
Những yếu tố thức ăn và môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hen phế quản trong số người có tăng cân nhiều. Những yếu tố này bao gồm giảm cung cấp vitamin D, chất chống oxy hóa, và acid béo omega-3 và tiếp xúc với ô nhiễm môi trường.
Những thay đổi về estrogen và progesterone liên quan với béo phì cũng có thể góp phần vào sự phát triển những triệu chứng hen phế quản. Những hiện tượng này có thể giải thích tại sao nữ giới bị béo phì phối hợp với hen phế quản nhiều hơn nam giới.
Thêm vào đó, người béo phì thường có bệnh kèm theo (ví dụ như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn hormon, cơ địa dị ứng, và tăng huyết áp) góp phần vào sự phát triển hay làm xấu hơn hen phế quản.

2. Viêm đóng một vai trò then chốt

Đáp ứng viêm phế quản ở người béo phì.

Đầu mối của sự liên kết giữa béo phì và rối loạn chức năng đường hô hấp là viêm. Yếu tố đáp ứng viêm (CRP) và fibrinogen, phối hợp chặt chẻ với viêm có nồng độ cao hơn ở người béo phì hơn người không béo phì. Có một sự tương quan chặt chẽ giữa số lượng bạch cầu ái toan trong đàm với vòng bụng.
Những bệnh nhân béo phì đã được chứng minh là có một quá trình viêm hệ thống, nhưng không rõ cơ chế tại sao điều đó dẫn đến viêm đường khí kinh điển được thấy ở hen phế quản. một đầu mối đó là ở người béo phì bị hen phế quản, bạch cầu ái toan hiện diện ít hơn, điều nầy cho thấy có một sự thay đổi trong phenotype viêm đường khí.
Một nửa số chất liên quan đến viêm bao gồm TNFα, IL-6, yếu tố tăng trưởng 1 giống như insuline, adiponectin, và estrogen. Một trong những thành phần của IL-6 sản xuất bởi những tế bào mở là leptin, và một sự gia tăng mức leptin có thể gây nên một sự mất quân bình giữa sản xuất của Th1 và Th2 cytokine. Sự mất quân bình này ảnh hưởng đến sự phát triển hen phế quản. Như vậy, leptin là một trong những chỉ điểm mạnh nhất cho cả hen phế quản lẫn béo phì. Những người béo phì cũng bị giảm mức adiponectin, sự không có adiponectin và tính chất kháng viêm của nó có thể đóng góp vào sự phát triển hen phế quản.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng interferon α có thể là chất trung gian của sự liên kết giữa béo phì, leptin, adiponectin và hen phế quản.
Béo phì phối hợp với sự gia tăng stress oxy hóa hệ thống và đường khí, có thế do một sự phối hợp của mất quân bình adipokine, những bệnh kèm theo và giảm sự phòng thủ chống oxy hóa. Sự gia tăng stress oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của bệnh mạch máu và gan nhiễm mở không do rượu, từ đó gây tổn thương phổi. Stress oxy hóa qua trung gian của béo phì có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi bởi sự gia tăng viêm đường khí và giảm hiệu quả của corticosteroid hít, có thể trở nên rõ ràng khi tiếp xúc với yếu tố làm nặng lên hay trong những đợt bộc phát hen phế quản.

3. Béo phì làm giảm đáp ứng với thuốc điều trị.

Béo phì làm tăng sự đóng kín đường thở.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân béo phì bị hen phế quản có thể không đáp ứng với corticosteroid.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị rối loạn chức năng đường hô hấp có béo phì thường có những triệu chứng nặng hơn, và đáp ứng kém với thuốc.Nguyên nhân do béo phì làm tăng sự đóng kín đường thở, có thể làm trầm trọng thêm phản ứng của đường thở, ảnh hưởng đến việc cung cấp thuốc dạng hít và dẫn đến tình trạng biến dạng nghiêm trọng hơn trong đợt cấp
Trong nghiên cứu 2 nhóm bệnh nhân hen phế quản : một nhóm gầy với BMI < 25 và một nhóm tăng cân và béo phì với BMI > 25 cho thấy ở nhóm gầy, có một sự gia tăng nhẹ FEV1 (3,05 lít so với 2,91 lít) và có một sự gia tăng nhẹ tỉ số FEV1/FVC (83,5% so với 82,4%). Những bệnh nhân tăng cân và béo phì nầy cũng sử dụng thuốc hít liều cao hơn và thang điểm các câu hỏi để đánh giá chất lượng cao hơn.

4. Giảm cân làm giảm những triệu chứng đường hô hấp và giảm sử dụng thuốc.

Những thay đổi cơ học của hen phế quản liên quan với BMI và mỡ bụng. Người ta nhận thấy rằng hội chứng chuyển hóa liên kết với rối loạn chức năng phổi. Những thay đổi cơ học này có thể dẫn đến gia tăng thiếu oxy hệ thống, làm xấu hơn thiếu oxy tế bào mỡ, và góp phần vào viêm hệ thống, làm nặng lên những bệnh lý đã có sẵn.

Xử lý bằng chế độ ăn giảm cânphẫu thuật giảm cân có thể làm cải thiện mức độ trầm trọng và triệu chứng bệnh lý đường hô hấp.Ở người tăng cân và béo phì bị hen phế quản, giảm cân làm giảm có ý nghĩa những triệu chứng hen phế quản và làm giảm sử dụng thuốc và cải thiện lưu lượng khí.

Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/en/-/9-oi-tuong-de-bi-covid-19-tan-cong

The effect of obesity on lung function (nih.gov).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *