Bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh

Có nhiều suy nghĩ lầm tưởng rằng bệnh trĩ chỉ có ở người lớn – ở những đối tượng phải đứng hay ngồi nhiều cũng như có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, khiến cho phụ huynh lơ là đối với các biểu hiện bệnh của con trẻ, đặc biệt lứa tuổi sơ sinh. Trên thực tế, trẻ sơ sinh bị mắc bệnh trĩ càng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, khi có sự khác biệt giữa bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh và người lớn gây nên khó khăn trong việc phát hiện bệnh cũng như điều trị ở trẻ.

Xem thêm: Bệnh trĩ hay gặp ở độ tuổi nào?

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh?

Bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể kể tên một vài nguyên nhân chính sau:

– Do vấn đề ở đường tiêu hóa: khi trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn – trực tràng có thể dẫn đến trĩ. Việc này phần nhiều đến từ chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lí của trẻ như: ít rau xanh, cay nóng, đồ ăn khó tiêu hóa, nhiều chất béo….

tri-o-tre-so-sinh-3
Trẻ ngồi lâu trên bô là nguyên nhân thường gặp gây nên trĩ ở trẻ em

– Do thói quen đi ngoài: phụ huynh thường để trẻ ngồi lâu trên bô, điều này là một trong những nguyên nhân gây nên trĩ không chỉ ở trẻ em mà cả ở người lớn. Ngoài ra, nếu vệ sinh không cẩn thận vùng hậu môn cho trẻ có thể dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện để gây bệnh.

– Do yếu tố di truyền: có nhiều trẻ em khi sinh ra đã có trực tràng yếu hoặc mắc khiếm khuyết, hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh, hay mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị trĩ?

– Trẻ quấy khóc khi đi ngoài, thời gian đi lâu vì đau rát, phân có thể lẫn máu. Ngoài ra, nếu trẻ bị táo bón gây tổn thương vùng hậu môn làm sưng tấy, nóng đỏ đặc biệt là sau khi đi ngoài.

– Trẻ có thể sút cân.

– Nếu trẻ bị nặng, các búi trĩ bị sa ra ngoài. Đa số phụ huynh chỉ phát hiện khi nhận thấy điều này.

tri-o-tre-so-sinh-2

Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh không biết cách diễn đạt thông qua lời nói. Vì vậy, phụ huynh thường khó nhận ra các dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh trĩ do nhầm lẫn với những bệnh khác. Tuy nhiên, bằng việc quan sát khi tắm rửa, thay quần áo hàng ngày có thể phát hiện những bất thường ở hậu môn của trẻ để mau chóng điều trị sớm.

Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp hiệu quả như:

– Thay đổi chế độ ăn uống: bổ sung thêm chất xơ, rau xanh, hạn chế những đồ cay nóng hay tác động mạnh đến hệ tiêu hóa. Trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc kết hợp bú mẹ với ăn ngoài thì cần điều chỉnh cả chế độ ăn uống của cả người mẹ sao cho hợp lí.

– Vệ sinh sạch sẽ: chú ý vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng vùng hậu môn của trẻ hàng ngày. Có thể ngâm nước ấm giúp lưu thông mạch máu, tuy nhiên chỉ nên để thời gian từ 3-5 phút. Ngoài ra, không nên để trẻ ngồi trên bô quá lâu khi đi ngoài.

– Đến gặp bác sĩ: khi không có bất thường đối với đồ ăn của trẻ cũng như do vệ sinh và quần áo, mà bệnh vẫn tiến triển nặng, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng do trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm, dễ để lại hậu quả lâu dài.

 

benh-tri-o-tre-so-sinh

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *