Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị

Với lối sống, thói quen và chế độ ăn uống thiếu khoa học hiện nay, không chỉ người lớn mà cả đối tượng trẻ em cũng dần trở thành đối tượng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ liên quan trực tiếp tới hoạt động bài tiết, tiêu hóa của cơ thể. Ảnh hưởng tới trực tiếp tới chế độ sinh hoạt, ăn uống và sự phát triển của bé.

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn quá mức, gây sưng viêm. Bệnh trĩ giai đoạn đầu hoàn toàn có thể điều trị và cải thiện dứt điểm. Bệnh trĩ ở trẻ em có nguyên nhân chủ yếu là do bệnh táo bón. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở đối tượng này khá thấp, nhưng các bậc cha mẹ vẫn nên lưu ý và điều trị.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em

Có một số nguyên nhân điển hình gây ra bệnh trĩ ở trẻ nhỏ:

  • Duy trì một tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu
  • Trẻ đi vệ sinh, ngồi bô hoặc bồn cầu quá lâu, áp lực dồn xuống tĩnh mạch do máu dồn lại, tích tụ phần xương chậu, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
  • Trẻ bị táo bón lâu ngày, đi vệ sinh thường rặn mạnh cũng dồn ép tĩnh mạch, gây ra bệnh trĩ
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít chất xơ, uống không đủ nước
  • Bé bị trĩ do di truyền bệnh lý từ cha mẹ
  • Bé bị bệnh viêm ruột, tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ
  • Trẻ lười vận động, ít tập thể dục thể thao

Bệnh trĩ ở trẻ em có triệu chứng gì?

Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh đều có nguy cơ bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, bé thường không tự phát hiện được hiện tượng này. Do đó, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng của trẻ để kịp thời điều trị.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ xảy ra ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Trẻ bị chảy máu hậu môn, máu lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh, ban đầu chỉ một vài vết, sau bệnh nặng thêm có thể thành tia máu
  • Chất nhầy, viêm nhiễm ở hậu môn
  • Trẻ quấy khóc, đau rát khi đi đại tiện
  • Phân khô và cứng

Cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em để đưa bé tới cơ sở y tế để chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời. Hãy lưu ý chăm sóc, vệ sinh hậu môn và nhắc nhở thói quen đi vệ sinh cho bé.

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào?

Để điều trị bệnh trĩ cho trẻ em, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ để có cách điều trị phù hợp. Thông thường, ở trẻ nhỏ, chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ.

Đối với trẻ nhỏ bú mẹ, chế độ ăn của mẹ chính là nguyên nhân gây táo bón và tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Bé bú mẹ cũng ít khả năng mắc bệnh trĩ, tuy nhiên mẹ vẫn nên lưu ý về chế độ ăn của bản thân. Bổ sung nhiều chất xơ cũng như thay đổi sữa công thức phù hợp cho bé.

Đối với trẻ lớn hơn, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, ít chất xơ gây ra táo bón. Mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của bé hàm lượng chất xơ, các vitamin khoáng chất cần thiết, nguồn lợi khuẩn probiotic,….

Mẹ nên cho bé uống đủ nước, dùng sữa mát thay vì sữa công thức quá nhiều chất dinh dưỡng dư thừa bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn non kém, chưa hấp thụ đủ dinh dưỡng.

Mẹ hãy vệ sinh hậu môn cho bé thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh viêm nhiễm hay trầy xước gây đau đớn. Sử dụng khăn ướt để vệ sinh vùng hậu môn, có thể dùng dung dịch bôi trơn trong quá trình đi vệ sinh

Phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ nhỏ như thế nào?

Trĩ là căn bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ. Để phòng ngừa bệnh trĩ, cha mẹ nên cải thiện một số thói quen tốt cho trẻ nhỏ.

Mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống từ hoa quả, trái cây. Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, có thể uống nước mật ong ấm để nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa. Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ, giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru.

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em. Nên lưu ý các triệu chứng khi trẻ bị trĩ cũng như phát hiện và điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *