Biến chứng béo phì là gì?

Trong vài thập kỷ trở lại đây, tỉ lệ người mắc bệnh béo phì đã gia tăng nhanh chóng và trở thành vấn đề quan tâm lớn trên phạm vi toàn cầu. Tại Mỹ tỉ lệ người mắc béo phì đã tăng liên tục trong vòng 50 năm qua, ước tính có khoảng 1/3 người Mỹ trong trạng thái từ thừa cân đến béo phì, đặc biệt đáng lo ngại về sự gia tăng tỉ lệ thừa cân ở lứa tuổi thanh thiếu niên vì điều này sẽ kéo theo gia tăng tỉ lệ bệnh nhân béo phì trong những thập kỷ tiếp theo, thực tế này đang đặt ra những thử thách sẽ phải đối mặt cho hệ thống chăm sóc sức khỏe với những bệnh kết hợp bệnh béo phì liên quan tài chính, bảo hiểm y tế trong những thập kỷ tới.

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia trên 17.213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (Chỉ số khối cơ thể > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Sự gia tăng mạnh mẽ về tỷ lệ và biến chứng bệnh béo phì kèm theo là những mối quan tâm lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.

1. Định nghĩa và phân loại béo phì

Năm 2013 Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) đã chính thức công nhận béo phì là bệnh.

Tại Mỹ và Châu Âu

Bệnh béo phì được xác định khi trọng lượng cơ thể vượt quá 100 pound so với trọng lượng cơ thể lý tưởng, hoặc gấp 2 lần trọng lượng cơ thể lý tưởng, hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 40 kg/m2 (BMI=cân nặng (kg)/[chiều cao(m)]2). Định nghĩa cuối cùng được chấp nhận rộng rãi hơn trên thế giới và về cơ bản đã thay thế các định nghĩa cũ cho tất cả các mục đích thực hành và khoa học.

Dân số châu Á

Thường có tỷ lệ mỡ cao hơn so với dân số phương Tây ở cùng mức BMI. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng các giá trị ngưỡng cho định nghĩa thừa cân và béo phì nên thấp hơn đối với dân số châu Á so với dân số phương Tây. Theo đó các nước Châu Á đều có bảng chỉ số BMI cho bệnh béo phì riêng, một số Quốc gia cụ thể:

Quốc gia Thừa cân

(BMI ≥)

Béo phì

(BMI ≥)

Nhật Bản 24 29
Trung Quốc 25 30
Hàn Quốc 23 25
Hong Kong 22 27
Thái Lan

Thành thị

Nông thôn

23

25

28

30

Singapore 23 27
Indonesia 22 27

Tại Việt Nam: Theo khuyến cáo bộ y tế:

Phân loại BMI
Bình thường 18,5-22,9
Thừa cân 23-24,9
Béo phì Độ I 25-29,9
Độ II ≥30

Người ta ước tính rằng hơn một phần ba dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc bệnh béo phì và tỷ lệ bệnh béo phì ở thanh thiếu niên là 17%. Tỷ lệ bệnh béo phì (BMI> 30) ở Hoa Kỳ đã tăng 16 % từ năm 1980 đến năm 2000, và tỷ lệ người mắc bệnh béo phì nghiêm trọng (BMI> 40) đã tăng lên 6,3% dân số Mỹ trưởng thành trong năm 2010. Nếu hiện tại tỉ lệ gia tăng bệnh béo phì tiếp tục không suy giảm, 51% dân số Hoa Kỳ sẽ mắc bệnh béo phì vào năm 2030.

 

Bệnh béo phì là nguyên nhân thứ hai gây tử vong có thể phòng ngừa được ở Hoa Kỳ và đứng thứ hai sau hút thuốc trong danh sách các yếu tố làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe có thể ngăn ngừa. Ước tính một người đàn ông mắc bệnh béo phì 25 năm bị giảm 22% tuổi thọ, hoặc bị mất 12 năm cuộc sống so với một người đàn ông bình thường. Hơn nữa, chi phí chăm sóc đáng kinh ngạc và có thể cao tới 9% chi phí y tế hàng năm hoặc 147 tỷ đô la mỗi năm cho bệnh béo phì.

Dường như có sự khác biệt dân số có ý nghĩa giữa BMI và tử vong, tỉ lệ sống cao hơn ở nhóm người béo phì cao tuổi (> 70 tuổi) nhưng ngược lại ở nhóm béo phì trẻ tuổi. Tỷ lệ tử vong cũng gia tăng có ý nghĩa ở 2/3 bệnh nhân béo phì (BMI> 35-40), đặc biệt là ở nhóm có trình độ học vấn thấp. Do đó, có vẻ như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, chủng tộc và mức thu nhập đều đóng vai trò trong ảnh hưởng tỉ lệ béo phì và tử vong.

Tìm hiểu Phẫu thuật giảm béo nhanh, an toàn, hiệu quả cùng PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

2. Biến chứng béo phì là gì?

Béo phì là một bệnh chuyển hóa liên quan đến nhiều vấn đề y tế, một số trong đó hầu như không rõ trong trường hợp không có bệnh béo phì

Bảng 1. Những biến chứng béo phì phải được xem xét cẩn thận khi chúng được xem xét trong chỉ định phẫu thuật giảm cân cho bệnh nhân. Vấn đề thường gặp nhất là sự kết hợp của viêm khớp và bệnh thoái hóa khớp, gặp trong ít nhất 50% bệnh nhân xem xét phẫu thuật béo phì. Tỷ lệ ngưng thở khi ngủ cao. Tỉ lệ hen suyễn gặp trong hơn 25%, cao huyết áp gặp trong hơn 30%, tiểu đường gặp trong hơn 20%, và chứng viêm dạ dày trào ngược thực quản gặp từ 20% đến 30% bệnh nhân. Tỷ lệ mắc các bệnh này tăng theo độ tuổi với mức độ nghiêm trọng và thời gian béo phì.

Bảng 1. Các bệnh liên quan bệnh béo phì

Tim mạch

Tăng huyết áp

Nhồi máu cơ tim

Bệnh cơ tim

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu

Bệnh giãn tĩnh mạch

Tăng áp động mạch phổi

Suy tim phải

Bệnh Phổi

Ngưng thở khi ngủ

Hen phế quản

Bệnh chuyển hóa

Hội chứng rối loạn chuyển hóa (Béo phì, tăng huyết áp, kháng Insulin)

Đái tháo đường typ II

Tăng Lipid máu

Tăng Cholesterol máu

Bệnh gan không do rượu

Ống tiêu hóa

Bệnh viêm dạ dày trào ngược

Sỏi mật

Hệ thống cơ xương

Thoái hóa khớp

Bệnh đĩa đệm cột sống

Viêm xương

Thoát vị thành bụng

Hệ tiết niệu

Tiểu mất tự chủ

Bệnh thận sau đái tháo đường, tăng huyết áp

Hệ thống da và biểu bì

Nhiễm nấm, viêm và áp xe

Ung thư

Ung thư tử cung, vú, đại tràng, thận và tuyến tiền liệt

Vấn đề xã hội

Lạm dụng sức lao động

Lạm dụng tình dục

Phân biệt đối xử việc làm

Phân biệt đối xử xã hội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *