6 dấu hiệu bệnh lý đường tiêu hóa bạn cần biết

Triệu chứng chức năng, đóng một vai trò rất quan trọng, trong các bệnh về tiêu hoá, dựa vào các dấu hiệu chức năng, có thể gợi ý ngay cho ta chẩn đoán.

Triệu chứng chức năng đóng một vai trò rất quan trọng trong các bệnh về tiêu hoá, nhiều khi dựa vào các dấu hiệu chức năng có thể gợi ý ngay cho ta chẩn đoán trong một số trường hợp điển hình như sau:

Đau ở vùng thượng vị kéo dài có chu kỳ, có liên quan rõ rệt tới bữa ăn và thời tiết gợi ý ngay cho ta nghĩ đến một loét dạ dày – tá tràng.

Mặt khác những dấu hiệu về chức năng hoàn toàn chỉ vào lời khai của người bệnh, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và cá tính của mỗi người bệnh khiến cho không thể chỉ hoàn toàn dựa vào đó để chẩn đoán mà phải kết hợp với các phương pháp khác.

Dưới đây là những dấu hiệu của các bệnh về tiêu hoá, mỗi bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu này cùng lúc. Mỗi dấu hiệu này tôi sẽ có bài viết chi tiết để các bạn tìm hiểu.

1. Đau bụng

  • Là triệu chứng thường hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá, góp phần khá quan trọng đối với quá trình chẩn đoán bệnh. Đau thường là triệu chứng làm cho người bệnh đi khám bệnh và là triệu chứng đầu tiên khiến người thầy thuốc hướng đến một bệnh nào đó.
  • Do đó khi khai thác dấu hiệu đau cần phải hỏi chi tiết và tỉ mỉ và có hệ thống. Vị trí đau bụng, thời gian xuất hiện và tính chất của đau

2. Nôn

  • Là hiện tượng những chất chứa trong dạ dày bị tống qua đường miệng ra ngoài, nôn thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện buồn nôn, lợm gịong. Nôn hay gặp ở các bệnh về tiêu hoá, nhất là dạ dày và cũng có thể là sẽ gặp ở những bệnh thuộc các bộ phận khác hoặc toàn thân như ngộ độc, màng não bị kích thích, tăng áp lực sọ não, thai nghén. Tuỳ theo chất nôn và tính chất nôn, ta phân biệt nôn ra máu, nôn ra thức ăn, nôn vọt, nôn khan…

3. Ợ

ợ hơi là gì

Là hiện tượng ứa lên miệng nước và hơi trong dạ dày và thực quản do dạ dày, tâm vị và thực quản co thắt không đồng thời, kèm theo sự co thắt của cơ hoành và các cơ thành bụng. Ta phân biệt ợ hơi và ợ nước tuỳ theo chất được ợ ra.

  • Ợ hơi: Thường là hơi ở dạ dày đưa lên, có thể do nuốt nhiều không khí trong quá trình ăn uống, có thể thức ăn và thức uống sinh nhiều hơi, có thể do rối loạn chức năng của dạ dày và thực quản, nhưng cũng có khi do bệnh của các thành phần khác trong bộ máy tiêu hoá gây nên.
  • Ợ nước:Tuỳ theo chất nước ta phân biệt:’
  • Ợ nước trong, do nước bọt và dịch thực quản trộn lẫn, ợ lên do tâm vị co thắt.
  • Ợ nước chua do dịch vị từ dạ dày trào lên có khi gây cảm giác nóng bỏng.
  • Ợ nước đắng, thường do nước mật từ tá tràng qua dạ dày trào lên.
  • Những rối loạn về nuốt Ợ thức ăn từ dạ dày lên.

4. Những rối loạn về nuốt

Thường biểu hiện những bệnh của họng và thực quản:

  • Nuốt đau: Đau ở phần cao gặp trong viêm họng, ápxe thành sau họng, những tổn thương ở thực quản có thể gây cảm giác nuốt đau, nhẹ thì có cảm giác vướng ở cổ, nặng có cảm giác đau rát, nặng hơn nữa thấy đau ran ở ngực phải lấy tay chặn ngực.
  • Nuốt khó: Tùy mức độ, bắt đầu là nuốt khó chất nhão, cuối cùng nuốt khó cả chất lỏng.
  • Trớ:Thức ăn đến chỗ hẹp không xuống được gây cảm giác khó nuốt, đồng thời đi ngược trở lại lên mồm gọi là trớ. Trớ có thể xảy ra ngay khi ăn hoặc ít lâu sau khi ăn. Đối với giãn thực quản hoặc túi phình thực quản, thức ăn đọng lâu trong đó mới trớ ra, nên xuất hiện muộn sau khi ăn và có thể có mùi thối. Những thức ăn trớ từ thực quản lên khác với những thức ăn từ dạ dày nôn ra là không có axit clohydric và pepsin.
  • Nghẹn đặc, sặc lỏng:Liệt màn hầu và lưỡi gà do đó thức ăn có thể đi lầm đường lên mũi và vào đường hô hấp gây khó thở.

5. Những rối loạn về sự ngon miệng, thèm ăn

  • Chán ăn:Có thể do các bệnh về tiêu hoá nhất là bệnh về gan, nhưng phần lớn là biểu hiện của các bệnh toàn thân. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần.
  • Đầy, khó tiêu: Cảm giác đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, nặng bụng, gặp trong các bệnh tiêu hoá và bệnh toàn thân.

6. Những rối loạn về đại tiện

Những rối loạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các rối loạn sau:

  • Tiêu chảy: là tình trạng trẻ đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày. Trẻ bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mọi lứa tuổi.
  • Táo bón: là tình trạng có ít hơn 3 lần đi đại tiện trong một tuần. Mặc dù táo bón không thường xuyên diễn ra phổ biến, tuy nhiên, ở một số người, táo bón gây cản trở sinh hoạt hoặc hạn chế làm các công việc hằng ngày. Táo bón mãn tính cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phải rặn rất nhiều khi đi đại tiện và là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
  • Ỉa máu tươi và phân đen: Trên thực tế, khi máu chảy ra từ bất kỳ phần nào thuộc đường tiêu hóa (bắt đầu từ miệng đến hậu môn) đều có thể dẫn đến việc đi ngoài phân đen hoặc phân có máu tươi. Bên cạnh đó, máu còn có thể chảy ra từ những tổn thương mũi họng, chảy xuống và được nuốt vào bên trong hệ tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *