Biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây đau đớn, phiền toái trong cuộc sống thường ngày nhưng nhiều người thường chủ quan không điều trị kịp thời, khiến viêm loét dạ dày nặng dần lên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 4 biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày tá tràng.

1.Thủng ổ loét

Thủng ổ loét dạ dày

  • Là biến chứng thường gặp do ổ loét gây ra, mà hậu quả là viêm phúc mạc toàn thể, đòi hỏi phải mổ càng sớm càng tốt.
  • Trong khi mổ, tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân, điều kiện gây mê hồi sức, trình độ phẫu thuật viên mà có những quyết định xử lý ổ thủng cho phù hợp.
  • Khâu lỗ thủng đơn thuần. Phẫu thuật nhanh, không đòi hỏi kỹ thuật nhiều, có thể áp dụng được ở hầu hết các cơ sở phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong rất thấp.
  • Tuy nhiên ổ loét vẫn còn và bệnh chưa được giải quyết, cần tiếp tục điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật triệt để về sau.
  • Cắt dạ dày bán phần: vừa điều trị được triệu chứng vừa điều trị được căn nguyên, song tỷ lệ tử vong lại cao hơn, đòi hỏi trang thiết bị gây mê hồi sức và tình trạng bệnh nhân tốt, ổ bụng sạch.
  • Ở những bệnh nhân có tiền sử mổ khâu lỗ thủng cũ mà đau lại thì chỉ định mổ dạ dày cũng được coi là tuyệt đối. Bệnh nhân sẽ được chuẩn bị mổ theo kế hoạch, thủ thuật thường được áp dụng là cắt 2/3 dạ dày.

2. Chảy máu

Chảy máu ổ loét tiêu hóa

Chảy máu là một trong những biến chứng của ổ loét dạ dày tá tràng. Chảy máu nặng, biểu hiện các rối loạn về huyết động (mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ). Cần phản hồi sức tích cực, nội soi cấp cứu để xác định tổn thương và tiêm xơ cầm máu. Nếu không ổn định thì phải cấp cứu.

Những thủ thuật có thể áp dụng là:

  • Cắt 2/4 dạ dày,
  • Mổ dạ dày khâu cầm máu ổ loét
  • Cắt 2 dây thần kinh X
  • Phẫu thuật dẫn lưu phối hợp. Những bệnh nhân già yếu và tình trạng chảy máu nặng chỉ nên mổ dạ dày khâu cầm máu ổ loét bằng một mũi khâu kiểu chữ X

Loại chảy máu ri rỉ, tái phát nhiều lần, gây tình trạng thiếu máu nhưng không biến đổi về mặt huyết động. Trường hợp này cũng nên mổ sớm nhất là đối với người già trên 50 tuổi, thành mạch xơ cứng, mỗi lần máu chảy sẽ khó tự cầm. Có thể mổ cấp cứu hay mổ theo kế hoạch.

3. Hẹp môn vị

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là một biến chứng của ổ loét xơ chai, nhất là ở đoạn trước môn vị và hành tá tràng: chẩn đoán thường không có gì khó khăn: bệnh nhân nôn sớm, nôn có khi ra thức ăn bữa trước, có khi phải móc họng để nôn cho dễ chịu. Chụp X-quang có uống thuốc cản quang thấy 6 giờ sau khi uống thuốc vẫn còn ở trong dạ dày, không qua được tá tràng. Nội soi dạ dày tá tràng có loét xơ chai và chít hẹp hoàn toàn. Có thể mổ cấp cứu trì hoãn hay mổ theo kế hoạch. Cần phải thực hiện trước mổ các bước chuẩn bị sau:

  • Hút, rửa dạ dày ngay khi bệnh nhân vào viện, nhất là sau khi chụp X-quang có uống Baryte.
  • Truyền dịch để bù lại tình trạng mất nước và điện giải do nôn nhiều. Cho kháng sinh để chống viêm nhiễm. Có thể dùng colragol 8% x 15g/ngày (uống) tác dụng chống viêm niêm mạc dạ dày rất tết. Sau khi chuẩn bị như trên bệnh nhân được mổ theo kế hoạch. Nhưng thủ thuật thường áp dụng là cắt đoạn 2/3 dạ dày hoặc cắt thần kinh X kèm theo nối vị tràng.

4. Loét dạ dày ung thư hoá

Ổ loét bị ung thư hóa

Những ổ loét dạ dày và nhất là những ổ loét vùng hang vị, bờ cong nhỏ nếu để kéo dài, không điều trị khỏi hoàn toàn sẽ có thể thoái hoá ác tính. Do vậy đối với những ổ loét dạ dày nên xác định sớm qua nội soi và sinh thiết, sau khi xác định là không có dấu hiệu ung thư nên điều trị bằng nội khoa, theo dõi và kiểm tra lại bằng nội soi hoặc bằng X-quang. Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, nên sớm điều trị phẫu thuật. Những trường hợp sinh thiết có dấu hiệu thoái hoá ác tính nên có chỉ đinh phẫu thuật ngay. Do đó nên mổ sớm trong những trường hợp sau:

  • Loét thủng bít thể hiện trên hình ảnh X-quang là hình Haudeck.
  • Những ổ loét xơ chai, loét to ở vùng vùng hang vị, bờ cong nhỏ ở người nhiều tuổi.
  • Ổ loét thể hiện trên X-quang là một hình thấu kính. Theo Boramann 90% các ổ loét hình thấu kính là tổn thương ung thư.

Những ổ loét thể hiện trên X-quang là hình đọng thuốc trên nền cứng, không thay đổi trên các phim. Kết hợp cả nội soi để xác định trước khi phẫu thuật. Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày rộng rãi, nạo vét hạch triệt để cho những tổn thương ác tính hoặc còn nghi ngờ là ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *